Bạn đang lên kế hoạch đi du lịch, đi công tác, đi du học hay đi làm việc tại Hàn Quốc và chưa biết về đồng tiền nước này.
Bạn đang lên kế hoạch đi du lịch, đi công tác, đi du học hay đi làm việc tại Hàn Quốc và chưa biết về đồng tiền nước này.
Đất nước Hàn Quốc sử dụng phổ biến cả tiền giấy và tiền xu. Tiền xu có 5 loại mệnh giá là đồng 10 won, 50 won, 100 won và 500 won với kích cỡ khác nhau
được sử dụng chính thức từ ngày 9/6/1962. Tên đầy đủ của nó là
là KRW. Ký hiệu quốc tế là ₩ (chữ W với hai gạch ngang qua). Won là cách viết chệch từ chữ Weon (원, Viên), nhưng từ ngày 9/6/1962 Ngân hàng Hàn Quốc tuyên bố sẽ không dùng chữ Hán cho chữ này nữa. Trước đó tiền tệ của Hàn Quốc gọi là Hwan (환, Hoàn)
Như vậy, đồng 10 won là đồng tiền mệnh giá nhỏ nhất và thường không sử dụng nhiều trên thị trường, thậm chí cũng không sử dụng được để nạp thẻ xe bus hay mua hàng trên máy bán hàng tự động. Tuy nhiên, đồng tiền này vẫn rất có ích trong 1 số trường hợp nhất là khi bạn mua những mặt hàng mà giá thành hơi lẻ 1 chút. Đồng 50.000 won là đồng tiền mệnh giá cao nhất và bắt đầu được đưa vào lưu thông trên thị trường từ năm 2009, tuy nhiên do trị giá cao nên nó cũng không được sử dụng phổ biến trong mua bán hàng ngày.
đều liên quan đến một biểu tượng văn hóa cụ thể của quốc gia này. Trên đồng 10 won, bạn có thể nhìn thấy hình tháp Dabo (Đa Bảo Tháp – 다보탑) – tòa tháp tiêu biểu của ngôi chùa nổi tiếng Phật Quốc tự (Bulguksa) ở thành phố Gyeongju. Ngôi chùa nằm ở tỉnh Bắc Gyeongsang này được biết tới là một biểu tượng tôn giáo,
và đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Nơi đây đang lưu giữ 7 quốc bảo của Hàn Quốc trong đó có tháp đá Dabo nói trên cùng với tháp Seokga (Thích Ca Tháp), cầu Cheongun (Thanh Vân Kiều – Cầu Mây Xanh) và tượng Phật bằng đồng dát vàng.
Đồng 10 won được in hình Đa Bảo Tháp
Nếu đồng 10 won được khắc hình ảnh một di tích văn hóa, lịch sử thì trên đồng 50 won lại là hình ảnh bông lúa – biểu tượng của nền nông nghiệp lúa nước. Mặc dù ngày nay đã trở thành 1 quốc gia công nghiệp phát triển, nhưng người dân Hàn Quốc chưa bao giờ quên truyền thống nông nghiệp của đất nước mình và cho đến bây giờ, cây lúa vẫn đóng vai trò rất quan trọng với đời sống người dân nơi đây.
Đồng 50 won và hình bông lúa, tượng trưng cho nền nông nghiệp lúa nước của Hàn Quốc
Tiếp theo đồng 50 won, đồng 100 won được in hình tướng quân Yi Sun Shin (Lý Thuấn Thần). Ông sinh năm 1545 và mất năm 1598, ông được biết đến là một viên tướng thuỷ quân nổi tiếng của triều đại Joseon, lập nhiều chiến công trong các trận chiến chống lực lượng hải quân Nhật Bản thời chiến tranh Nhật – Triều (1592-1598). Yi Sun Shin là một vị tướng yêu nước, nhà chiến lược tài ba của hải quân triều đại Joseon. Không chỉ có vậy ông còn được vinh danh là 1 trong 10 tướng quân vĩ đại nhất trong lịch sử hải quân thế giới. Nếu như người Việt Nam vẫn tự hào tưởng nhớ tới tướng quân Ngô Quyền với chiến thắng lừng lẫy đánh đuổi quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 thì trong trái tim của người Hàn Quốc luôn ngự trị hình ảnh của Yi Sun Shin với các trận thắng liên tiếp đánh bại hải quân Nhật. Chiến thắng vang dội và mang tầm ảnh hưởng lớn của ông có thể kể đến như trận thắng đầu tiên trước quân Nhật vào năm 1592 tại hải phận Okpo, trận Myeongnang năm 1596, trận Noryang năm 1598… Chiến thắng hải quân của ông giúp triều đại Joseon kiểm soát được vùng biển cũng như đánh bại được quân Nhật với việc cắt đứt được nguồn cung cấp cho quân đội Nhật đang chiếm đóng tại Hàn lúc bấy giờ.
Đồng 100 won được in hình chân dung của tướng quân Yi Shun Sin, vị tướng vĩ đại nhất của triều đại Joseon
Tướng quân Yi Sun-shin từng khích lệ tinh thần quân sĩ bằng khẩu lệnh Liều thì sống, sợ thì chết. Một trận thủy chiến đã đi vào sử sách như một chiến công huyền thoại khi ông đã chỉ huy lực lượng hải quân đánh bại 133 chiến hạm của quân Nhật trong khi đó lực lượng của ông chỉ có 13 tàu chiến nhỏ. Chiến công hiển hách nhất này thể hiện tinh thần chiến đấu quả cảm của binh lính cũng như tài thao lược của ông.
Tướng quân Yi Shun Sin – Vị tướng tài ba nhất trong lịch sử triều đại Joseon
Ông chính là người đã chế tạo thuyền chiến bọc thép đầu tiên trên thế giới mang tên Geobukseon hay còn gọi là Tàu Con Rùa. Nhờ việc huấn luyện kĩ càng lực lượng hải quân cùng sức mạnh của tàu Con Rùa mà ông đã lập nên chiến công hiển hách đầu tiên khi chạm chán với quân Nhật vào năm 1592. Vỏ tàu được ghép bởi các tấm gỗ nhỏ. Phía trên sàn tàu được ghép bằng những tấm gỗ chữ thập đan chéo nhau, để một lối đi nhỏ vừa đủ một người đứng. Các phần còn lại của con tàu được cài những mũi chông nhỏ. Phía đầu con tàu treo một chiếc đầu rồng, phía đuôi treo một chiếc đuôi rùa. Chính vì thế mà Yi Sun-shin và lực lượng hải quân của ông là nối khiếp sợ của quân địch.
Geobukseon – Tàu Con Rùa, tàu chiến nổi tiếng do tướng Yi Sun Shin phát minh ra
Bị trúng đạn của hải quân Nhật và hi sinh trong trận Noryang năm 1598 để lại sự tiếc nối và nỗi đau mất mát lớn cho người dân Hàn Quốc. Trước khi chết ông còn dặn dò đừng để mọi người biết mình chết. Vì sợ rằng quân lính mất tinh thần chiến đấu còn quân địch thì sẽ thêm phần phấn chấn. Trước đó, ông đã lãnh đạo cuộc chiến nhấn chìm hơn 10 nghìn quân địch xuống biển Noryang, kết thúc cuộc chiến 7 năm chống quân Nhật xâm lược. Người anh hùng này còn để lại cho hậu thế cuốn nhật ký vô giá ghi lại toàn bộ cuộc sống chiến tranh trong 7 năm của ông, từ ngày 1 tháng 1 năm 1592 đến ngày 17 tháng 11 năm 1598, tức 2 ngày trước khi ông mất.
Đồng tiền xu có mệnh giá lớn nhất 500 won được in hình chim hạc. Đây là 1 biểu tượng quen thuộc với nhiều quốc gia phương Đông, còn đối với Hàn Quốc, con chim hạc trên đồng xu 500 won này tượng trưng cho sự phát triển và trường tồn mãi mãi.
Đồng 500 won với biểu tượng là con hạc, tượng trưng cho sự trường tồn
Lễ ký kết bản ghi nhớ về chương trình hợp tác lao động thời vụ nước ngoài giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Tháp cùng với Sở Công nghiệp Đô thị huyện Yeoncheon (Hàn Quốc) đã diễn ra vào ngày 22/2 tại huyện Yeoncheon (Hàn Quốc). Chứng kiến Lễ ký kết có ông Phan Văn Thắng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng các thành viên trong đoàn công tác tỉnh Đồng Tháp và Ngài Park Jong Min - Phó Huyện trưởng huyện Yeoncheon - Lãnh đạo các đơn vị hành chính, Trung tâm Nông nghiệp huyện Yeoncheon.
Bản ghi nhớ ghi rõ các điều kiện về tư cách người lao động, vai trò của huyện Yeoncheon và tỉnh Đồng Tháp. Thông qua chương trình hợp tác lao động thời vụ nước ngoài, hai bên đồng ý hợp tác để nâng cao phúc lợi và cải thiện lợi ích của nhân dân hai bên nhằm giải quyết tình trạng thiếu lao động của nông dân ở huyện Yeoncheon trong mùa vụ và tạo việc làm cho lao động thời vụ nước ngoài của tỉnh Đồng Tháp.
Huyện Yeoncheon sẽ gửi yêu cầu cung cấp người lao động, dựa trên tiêu chuẩn, điều kiện về tư cách cấp thị thực lao động do Bộ Tư pháp Hàn Quốc quy định; hướng dẫn, giáo dục, tư vấn, hỗ trợ cơ bản cho người lao động, người sử dụng lao động. Tỉnh Đồng Tháp sẽ đào tạo tiếng Hàn, làm hộ chiếu, giấy tờ cá nhân, tuyển chọn lao động theo yêu cầu của chương trình lao động thời vụ. Tối đa sẽ có 400 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc lao động thời vụ mỗi năm... Đoàn công tác của tỉnh Đồng Tháp chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo huyện Yeoncheon.
Ông Phan Văn Thắng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Tháp gửi lời cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu của Ngài Phó Huyện trưởng huyện Yeoncheon. Với sự thành công của đợt đưa lao động đầu tiên sang làm việc đã mở đầu cho sự hợp tác giữa tỉnh Đồng Tháp và huyện Yeoncheon, đến nay đã có 81 lao động đã đến làm việc tại huyện.
Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người lao động, người dân về các quy định người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Đề ra nhiều giải pháp, duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng người lao động khi đến huyện Yeoncheon làm việc. Tiếp tục tạo bước tiến mới trong mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác giữa hai địa phương, tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị đã thiết lập, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa, du lịch giữa huyện Yeoncheon và tỉnh Đồng Tháp…
Thẻ bảo BHYT: Ký hiệu cần biết để hưởng số tiền cao nhấtNgày đăng: 16/01/2018 - Lượt xem: 19504
Nhìn vào thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), người dân có thể biết rõ mình làm việc ngành nghề nào, mức hưởng bảo hiểm y tế, nơi sinh sống, bệnh viện đăng ký điều trị...
Những ký hiệu trên thẻ BHYT Hai ký tự đầu (ô thứ nhất): Được ký hiệu bằng chữ, là mã đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, bao gồm:
CH: Người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức xã hội khác;
DN: Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư;
NN: Người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên tham gia có quy định khác;
HT: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
TB: Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
CT: Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng;
XB: Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng;
TN: Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp;
QN: Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam đang tại ngũ; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ; học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí từ ngân sách Nhà nước theo chế độ, chính sách như đối với học viên Quân đội;
CA: Sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật, hạ sỹ quan, chiến sỹ nghĩa vụ đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân hưởng sinh hoạt phí từ ngân sách Nhà nước;
CY: Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại các tổ chức cơ yếu thuộc các Bộ, ngành, địa phương;
MS: Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách Nhà nước;
CC: Người có công với cách mạng, bao gồm: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
HD: Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
TE: Trẻ em dưới 6 tuổi, kể cả trẻ đủ 72 tháng tuổi mà trong năm đó chưa đến kỳ nhập học;
HN: Người thuộc hộ gia đình nghèo;
DT: Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;
CN: Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
HS: Học sinh đang theo học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
SV: Sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
Ký hiệu trên thẻ thể hiện mức tiền được hưởng khi khám chữa bệnh
Hiện mức hưởng của người tham gia đã được mã hóa ở ký hiệu in trên thẻ BHYT. Theo đó mã thẻ BHYT gồm 15 ký tự, được chia thành 4 ô. Trong đó, ký tự tiếp theo (ô thứ 2): được ký hiệu bằng số (theo số thứ tự từ 1 đến 5) là mức hưởng BHYT. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì mức hưởng BHYT ghi trên thẻ BHYT là mức hưởng của đối tượng có quyền lợi cao nhất.
Ký hiệu bằng số 1: Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán dịch vụ kỹ thuật; chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là: CC, TE.
Ký hiệu bằng số 2: Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là: CK, CB, KC, HN, DT, DK, XD, BT, TS.
Ký hiệu bằng số 3: Được quỹ BHYT thanh toán 95% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); 100% chi phí KCB tại tuyến xã và chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% tháng lương cơ sở, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là: HT, TC, CN.
Ký hiệu bằng số 4: Được quỹ BHYT thanh toán 80% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỉ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); 100% chi phí KCB tại tuyến xã và chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% tháng lương cơ sở, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là: DN, HX, CH, NN, TK, HC, XK, TB, NO, CT, XB, TN, CS, XN, MS, HD, TQ, TA, TY, HG, LS, PV, HS, SV, GB, GD.
Ký hiệu bằng số 5: Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB, kể cả chi phí KCB ngoài phạm vi được hưởng BHYT; chi phí vận chuyển, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là QN, CA, CY.
Được thanh toán số tiền lớn nếu thẻ BHYT ghi tham gia 5 năm liên tục
Theo Luật BHYT sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT quy định từ ngày 1-1-2015, các trường hợp có thẻ BHYT đã tham gia BHYT từ đủ 5 năm liên tục kể từ ngày tham gia và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh (KCB) đúng tuyến trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì sẽ được cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm” và được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT cho các lần khám chữa bệnh tiếp theo.
Khi được cấp giấy chứng nhận này, người tham gia BHYT không phải thanh toán phần cùng chi trả 5% hoặc 20% chi phí KCB (chỉ áp dụng đối với trường hợp đi KCB đúng tuyến).
Như vậy, nếu bệnh nhân N.V.A. năm 2018 phải đồng chi trả trong 1 hoặc nhiều đợt điều trị số tiền là 7.800.000 đồng (1.300.000 đồng x 6 tháng lương cơ sở) thì các đợt điều trị kế tiếp của năm 2018, bệnh nhân sẽ được quỹ BHYT chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh, bất kể chi phí này là tiền triệu hay tiền tỷ.
Theo quy định mới tại Quyết định 595/QĐ-BHXH, đối với thẻ BHYT được cấp theo mẫu mới thì 10 số cuối của thẻ BHYT chính là mã số bảo hiểm xã hội (BHXH) của người tham gia. Như vậy khi tra cứu thông tin, người tham gia bảo hiểm có thể sử dụng thông tin ở thẻ BHYT để tra một số thông tin về BHXH của mình. Việc thống nhất mã số sổ BHXH và mã thẻ BHYT sẽ tạo thuận lợi cho việc quản lý và quyền lợi của người tham gia.
Một điều thuận lợi cho người sử dụng bảo hiểm y tế là: Khi các cơ sở khám chữa bệnh, nếu người dùng phát hiện trên thẻ bị sai thông tin cơ sở khám chữa bệnh không được phép yêu cầu bệnh nhân quay về đổi thẻ BHYT. Thay vào đó, cơ sở khám chữa bệnh phải liên hệ với bộ phận giám định thẻ BHYT của cơ quan BHXH nơi ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT để xác minh.