Giấy Làm Thêm

Giấy Làm Thêm

Có không ít du học sinh người nước ngoài phải vừa học vừa làm để có thể có thêm tiền trang trải học phí cũng như sinh hoạt phí. Tuy nhiên với tư cách lưu trú "du học", theo nguyên tắc là sẽ bị cấm đi làm thêm. Theo đó nếu muốn đi làm thêm bạn phải nhận được sự cho phép của Văn phòng Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú địa phương. Ngoài ra, bạn không được vi phạm những quy định được đặt ra.

Có không ít du học sinh người nước ngoài phải vừa học vừa làm để có thể có thêm tiền trang trải học phí cũng như sinh hoạt phí. Tuy nhiên với tư cách lưu trú "du học", theo nguyên tắc là sẽ bị cấm đi làm thêm. Theo đó nếu muốn đi làm thêm bạn phải nhận được sự cho phép của Văn phòng Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú địa phương. Ngoài ra, bạn không được vi phạm những quy định được đặt ra.

Những điều cần lưu ý khi đi làm thêm

Khi đi làm thêm, nếu nhận được hợp đồng lao động từ người chủ thì tốt, tuy nhiên tại Nhật thường không có các thủ tục như vậy. Khi bạn đi phỏng vấn xin việc, hãy nhờ người phỏng vấn chép lại những nội dung như ngày làm việc, thời gian làm việc, tiền lương, ngày trả lương, tên và số điện thoại của người đảm trách việc tuyển người…. bằng cách nói "tôi sợ sẽ nhầm do tiếng Nhật còn có hạn". Nếu như người đó không viết hộ thì bạn phải tự viết lại và nhờ người đó xác nhận lại. Việc lưu lại những ghi chép này nhằm tránh những hiểu lầm hay các vấn đề về sau. Nếu tìm việc trên báo hoặc tạp chí, hãy cắt phần nội dung tìm việc đó ra và lưu giữ lại.

Khi nhận được giấy báo trả lương, hãy cất giữ cẩn thận. Để tránh trường hợp tiền lương không được trả, bạn hãy ghi chép đầy đủ ngày, giờ làm việc cũng như số tiền lương đã được nhận.

Cho dù là đi làm thêm, bạn tuyệt đối không được đi trễ hay nghỉ làm mà không gọi điện báo trước. Vậy nên hãy liên lạc từ trước với người ở chỗ làm.

Tại nhiều trường, phòng hướng dẫn sinh hoạt của sinh viên, phòng phúc lợi hay Tổ chức hỗ trợ sinh hoạt sinh viên (Seikyo) thường hay giới thiệu việc làm thêm cho sinh viên. Hãy đến liên hệ trực tiếp với các đơn vị trên.

Cùng với con số du học sinh đi làm thêm ngày càng tăng lên, những vụ việc như bị thương khi đi làm hay việc không được nhận đủ lương như đã hẹn cũng tăng dần. Nếu có vấn đề phát sinh ở chỗ làm, trước hết hãy bình tĩnh nói chuyện với người có trách nhiệm ở chỗ làm. Nếu nói chuyện rồi mà cũng không giải quyết được thì hãy tìm tư vấn từ những cơ quan hữu trách.

Khi gặp tai nạn trên đường đi (hoặc về) khi đi làm hoặc tai nạn trong giờ làm, bạn có thể được bồi thường theo luật bảo hiểm tai nạn lao động. Người nước ngoài cũng được áp dụng luật này như người Nhật. Nếu xảy ra tai nạn tại chỗ làm, hãy báo ngay cho người quản lý và đi chữa trị. Nếu bị tai nạn trên đường đi (hoặc về) khi đi làm, cùng với việc đi chữa trị thì hãy báo ngay cho cảnh sát. Những việc cần làm sẽ được bàn đến sau khi chữa trị. Nếu bạn không được chữa trị do người quản lý chỗ làm không hiểu về chuyện này kỹ càng, hay là việc bạn không được bồi thường thì hãy đến nhờ các cơ quan hữu trách tư vấn.

Những cơ quan như phòng tư vấn lao động hoặc phòng chính sách lao động của Sở Kinh tế Lao động của các tỉnh thành sẽ hỗ trợ giải quyết khi mà có các vấn đề không thể tự hòa giải được giữa người chủ và người lao động xảy ra. Hãy liên hệ đến những nơi này nếu gặp các vấn đề như là không được trả đủ tiền lương. Nếu ở Tokyo, trung tâm tư vấn thông tin lao động nhận tư vấn trong giờ làm việc các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần. http://www.hataraku.metro.tokyo.jp/soudan-c/center/e/

Khi nhận tiền lương làm thêm, có trường hợp bạn sẽ bị trừ thuế thu nhập. Có sự khác nhau rất lớn về chế độ thuế của từng quốc gia và thể chế xã hội. Dưới đây chúng tôi xin giải thích một cách khái quát về chế độ thuế của Nhật Bản.

Tiền thuế bị trừ ở tiền lương làm thêm là 1 loại thuế nhà nước gọi là thuế thu nhập. Cửa hàng hoặc công ty nơi bạn làm thêm sẽ thay bạn nộp tiền thuế này cho cơ quan thuế. Số tiền phải nộp thuế thu nhập khác nhau tùy theo tiền lương, ví dụ tiền phiên dịch bị khấu trừ 10% tổng số tiền nhận được (đối với người lưu trú trên 1 năm tại Nhật). Đối với những người ở Nhật dưới 1 năm hoặc nhận tiền lương 1 lần vượt qua 1.000.000 yên sẽ bị khấu trừ 20% tổng số tiền nhận được vào tiền phải đóng thuế. Tổng số tiền nộp thuế thu nhập của bạn sẽ được gửi đến cơ quan chức năng ở địa phương nơi bạn sinh sống và dựa vào số tiền đã nộp thuế đó các cơ quan chức năng địa phương sẽ tính số tiền thuế ở địa phương mà bạn phải nộp.

Số tiền thuế thu nhập nộp cho nhà nước được trừ trực tiếp vào mỗi lần trả lương, tuy nhiên dựa vào tổng số tiền thu nhập 1 năm của mỗi cá nhân mà số tiền thuế cuối cùng phải nộp sẽ được quyết định. Vì vậy từ 16/2 đến 15/3 hàng năm, bạn sẽ phải gửi báo cáo kê khai xem số tiền thuế thực tế phải nộp dựa trên số tiền phải chịu thuế (tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí), vượt quá hay chưa vượt quá số tiền thuế đã nộp do khấu trừ trực tiếp từ tiền lương, và dựa vào đó để quyết định số tiền thuế cuối cùng phải nộp. Nếu theo kê khai mà số tiền thuế đã trả vượt quá số tiền thuế thực tế phải trả thì bạn sẽ được hoàn trả.

Việc thực hiện kê khai thuế được tiến hành tại các cơ quan thuế hữu trách tại địa phương. Nếu không biết cơ quan thuế nằm ở đâu, hãy đến hỏi văn phòng của thành phố hay quận huyện nơi bạn sinh sống. Cách kê khai như sau: Đến cơ quan thuế và nhận phiếu kê khai thuế thu nhập, điền đầy đủ thông tin và nộp. Nếu là lần đầu tiên đi kê khai hoặc không hiểu cách điền thông tin, hãy mang giấy khấu trừ thu nhập (là giấy được phát bởi chỗ làm) đến cơ quan thuế để được hướng dẫn.

Anh L.H.S., có con học lớp 2 tại một trường tiểu học ở Hà Nội cho biết, mới đây, đi học về, con anh đưa cho bố mẹ một mẩu giấy nhỏ. Trên giấy, chữ con ghi lại một địa chỉ ngõ ngách cụ thể, thời gian từ 5h30 - 7h30 tối thứ Sáu và 8 - 10h sáng chủ nhật.

Lúc đầu, vợ chồng anh không hiểu nội dung ghi trong mẩu giấy. Cháu cũng không biết đó là gì, chỉ kể lại, cô giáo ghi lên bảng, yêu cầu học sinh chép lại rồi dặn về đưa cho cha mẹ.

Anh chị không bận tâm, quên tờ giấy đó. Hơn tuần sau, cháu lại tiếp tục đưa cho bố mẹ mẩu giấy khác, cũng ghi đúng nội dung đó. Cháu nói: Cô dặn phải đưa tận tay cho bố mẹ.

Học sinh lớp 2 tự tay chép địa chỉ, thời gian cô dạy thêm về đưa cho bố mẹ

Vợ anh S. dò hỏi một số phụ huynh trong lớp thì biết, họ cũng nhận được tờ giấy ghi "thời gian, địa điểm rõ ràng" do chính con mình tự chép mang về.

Một số phụ huynh giải thích, đó là địa chỉ chỗ cô dạy thêm, tuần cô dạy hai buổi theo giờ, thứ ghi trong giấy.

Cô giới thiệu, thông báo bằng cách ghi lên bảng yêu cầu học sinh tự chép lại về đưa cho phụ huynh.

Có mấy phụ huynh than thở đi học về, chiều tối hay cuối tuần, lẽ ra sum vầy gia đình lại tất tả chở con đi học thêm, "đuối" cả con lẫn cha mẹ. Nhưng không đi lại sợ mệt hơn nữa.

Vợ chồng anh S. đang hoang mang không biết có nên cho con đi học cho yên thân hay không dù không hề có nhu cầu.

"Đi học thì nhà không có nhu cầu, lại còn tiếp tay cho thói hư tật xấu. Nhưng cô đã yêu cầu học trò chép, đưa giấy về cho bố mẹ đến lần thứ hai, thì liệu nếu không học con mình có gặp khó khăn gì không?". Đặt vào hoàn cảnh của người làm bố làm mẹ, sẽ hiểu phần nào sự lo lắng của anh.

Học thêm, dạy thêm thường vẫn được bao bọc với lý do xuất phát từ nhu cầu của hai bên. Nhưng thực tế, nhiều phụ huynh đẩy con vào lớp học thêm không phải vì nguyện vọng của mình hay từ nhu cầu của con mà vì... phải học.

Đi học nhưng không phải với mục đích là học. Mà học vì mục đích để yên tâm, để mong không bị phân biệt, mong không bị kỳ thị.

Chị Trần Anh Đào, có con học lớp 3 ở TPHCM kể, đầu năm, cô giáo lập một nhóm hơn chục huynh để trao đổi về tình tình học tập của con ngoài nhóm chính. Cô giao nhiều bài cho con em trong nhóm này hơn, liên tục nhắc nhở phụ huynh phải kèm thêm.

Mới đầu chị cũng không để ý. Nhưng sau đó, chị bắt đầu mệt mỏi vì ngày nào cũng nghe cô nhắc bài, nói các cháu con em phụ huynh ở đây kém hơn bạn.

Chị hơi chột dạ vì trước đó, cô thông báo dạy thêm tại nhà cô nhưng chị không cho con tham gia. Chị dò danh sách phụ huynh, liên hệ hỏi thì... được biết, tất cả những phụ huynh trong nhóm cô lập này đều có con không đi học thêm.

Dù không biết có phải trùng hợp không nhưng người mẹ cảm giác lo lắng. Nhà chị không muốn và cũng không có điều kiện về tài chính lẫn thời gian đưa đón cho con học thêm. Nhưng cứ tình hình này, chị đang băn khoăn có khi... đẩy con đi học. Một số phụ huynh trong nhóm cũng đã chọn cách "nhờ cô kèm thêm".

Có thể là số ít nhưng không phải không có những giáo viên làm mọi cách để o ép phụ huynh, học sinh phải đến lớp học thêm.

Nếu ở tiểu học, các thầy cô "nhằm" vào phụ huynh thì ở bậc lớn hơn, họ "đánh thẳng" vào học sinh.

Nhiều học sinh vì không nhờ thầy "tăng ca" bên ngoài mà bị làm khó, gây áp lực đủ kiểu như giao bài, kiểm tra bài mà cứ phải bài thật khó, ngoài kiến thức thầy dạy trên lớp; nhắc nhở trước lớp gây hoảng sợ, ức chế cho các em.

Không ít trường hợp học sinh đành "cắn răng" sau cả ngày học ở trường, nhiều bài ở nhà của các môn, lại phải di chuyển trong đường phố chật chội, bức bí để chạy đến lớp học thêm.

Phía sau hình ảnh học sinh tranh thủ ăn trên xe, ngủ trên đường... chạy đến các lớp học thêm không hẳn là áp lực về chương trình học, áp lực từ phụ huynh mà có khi là để "né đòn" giáo viên.

Học trò ở TPHCM ngủ gục trong thang máy, tranh thủ ăn uống ngay trên đường đi học (ảnh minh họa)

Tại một tọa đàm ở TPHCM, có nhà giáo kể trường hợp bà biết, có phụ huynh đóng tiền học thêm đều đặn hàng tháng cho cô giáo nhưng con lấy cớ để không đi học. Họ đành phải dùng đồng tiền để mong cô... tha cho con mình.

Ngành Giáo dục TPHCM cũng đưa ra rất đủ biện pháp mạnh để quản lý dạy thêm học thêm. Trong đó, yêu cầu các trường không xét hoàn thành nhiệm vụ đối với giáo viên tham gia dạy thêm sai quy định.

Nhưng phải nói, dạy thêm xuất phát chỉ từ nhu cầu một chiều của giáo viên vẫn diễn ra, họ có để cách "dụ" học sinh.

Phụ huynh, học sinh trở thành nạn nhân khi bất đắc dĩ đi học hay "cứng đầu" thì cũng thom thóp không yên.