Ngày Thành Lập Hội Nông Dân Vn

Ngày Thành Lập Hội Nông Dân Vn

I. SỰ RA ĐỜI NÔNG HỘI ĐỎ, TIỀN THÂN CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM Đầu năm 1920, sau khi dập tắt các cuộc khởi nghĩa của nông dân, ruộng đất nước ta chủ yếu tích tụ vào tay một số ít địa chủ Pháp, phong kiến, quan lại, địa chủ thường và địa chủ kiêm công thương đã làm xã hội phân hóa mạnh mẽ. Giai cấp địa chủ chiếm 9% tổng số chủ ruộng nhưng lại sở hữu trên 50% diện tích đất canh tác. Tiểu nông chiếm trên 90% tổng số chủ ruộng nhưng lại chỉ có gần 40% diện tích trồng trọt. Ngoài ra còn khoảng 2,2 triệu hộ trong tổng số 4 triệu hộ nông thôn lúc bấy giờ hoàn toàn không có đất. Họ bị bóc lột dã man bởi tô, tức, thuế… Đời sống nông dân dưới thời Pháp thuộc vô cùng nghèo nàn, đau khổ. Song chính trong sự áp bức bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp và tay sai đã khiến cho họ nhận rõ bộ mặt thực của kẻ thù dân tộc và kẻ thù giai cấp. Bằng những kinh nghiệm trực tiếp của mình, giai cấp nông dân đã tiến từng bước tới giác ngộ chính trị. Họ sẵn sàng ủng hộ, đi theo các phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì quyền lợi của người lao động. Nguyễn Ái Quốc là người cộng sản đầu tiên của Việt Nam, từ lâu, Người đã hiểu và gắn bó với nông dân Việt Nam. Trong cuốn Đường Kách mệnh (1927), đồng chí Nguyễn Ái Quốc  đặt vấn đề nông dân Việt Nam muốn thoát khỏi ách áp bức, bóc lột thì phải “tổ chức nhau lại”, vì vậy, Người đã dành riêng một chương phân tích về tình hình nông dân Việt Nam và tầm quan trọng của “Tổ chức dân cày” (1). Vạch rõ nguồn gốc đói nghèo, đau khổ của nông dân Việt Nam chính là do sự áp bức, bóc lột tàn nhẫn của đế quốc, phong kiến và bè lũ tay sai. Vì vậy “Nếu dân cày An Nam muốn thoát khỏi vòng cay đắng, thì phải tổ chức nhau kiếm đường giải phóng”; (2). Giai cấp nông dân cần phải có tổ chức riêng của mình là Hội dân cày. Nhưng trong tình hình hiện tại chưa nên gọi là Hội dân cày, mà nên gọi là phường lợp nhà, phường đánh cá, phường chung lúa…  Ngày 1/11/1929, Báo “Dân cày” số đầu tiên của tỉnh Ninh Bình được phát hành, nội dung tờ báo tố cáo sự bóc lột dã man của thực dân, kêu gọi nhân dân đoàn kết đấu tranh chống đế quốc cướp nước và đánh đổ tay sai. Cuối thập kỷ 20 của thế kỷ XX, Nông hội đỏ đã xuất hiện ở một số địa phương. Tháng 11/1929, Ban Chấp hành Tổng Nông hội Nghệ An ra đời, do đồng chí Phan Thái Ất làm Bí thư. Dưới sự lãnh đạo của xứ ủy Trung Kỳ, ngày 10/12/1929 ở thành phố Vinh – Bến Thủy và một số vùng ở Nghệ An rải truyền đơn kêu gọi các tầng lớp nhân dân tham gia các tổ chức quần chúng của Đảng cộng sản. Truyền đơn có phần kêu gọi Dân cày gia nhập Nông hội, theo Đảng Cộng sản đấu tranh đòi bỏ thuế người, thuế vườn, thuế chợ, thuế đò, bỏ lệ bắt phu… Tiếp theo nhiều tổ chức Nông hội đỏ được thành lập ở Thái Bình, Hà Nội, Hà Đông, Hải Phòng, Hải Dương và các tỉnh Trung Kỳ, Nam Kỳ… Đầu năm 1930, Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức tại Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc), trong Sách lược vắn tắt của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc dự thảo, được Hội nghị hợp nhất thông qua ngày 03/02/1930 đã nêu ra những vấn đề cơ bản đối với giai cấp nông dân: “Đảng phải thu phục cho được đại đa số dân cày nghèo làm cách mạng thổ địa đánh đổ bọn đại địa chủ và phong kiến''; đồng thời, Đảng nhấn mạnh ''Nông dân là lực lượng to lớn của cách mạng". Vì vậy, phải tập hợp nông dân vào một tổ chức dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, đấu tranh giành độc lập tự do và thực hiện cách mạng ruộng đất.  Cao trào cách mạng 1930 - 1931, dưới sự lãnh đạo của các Đảng bộ địa phương, các tổ chức Nông hội cấp cơ sở được hình thành ở Nam Kỳ, Trung Kỳ, đặc biệt là ở Nghệ - Tĩnh. Nông dân cả nước đã vùng lên đấu tranh cùng với công nhân giành thắng lợi từng bước. Chỉ tính từ tháng 5/1930 – 10/1930 cả nước có 53.000 hội viên nông hội.  Trên cơ sở đó, Hội nghị lần thứ Nhất, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp trong tháng 10/1930 tại Hương Cảng đã thông qua bản Luận cương chính trị, trong đó nêu rõ: “Dân cày là hạng người chiếm đại đa số ở đông Dương (hơn 90 phần trăm), họ là một động lực mạnh cho cách mạng tư sản dân quyền”. Luận cương vạch rõ: “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền, vô sản giai cấp có đứng đầu và cùng với quần chúng dân cày để tranh đấu và binh vực quyền lợi hằng ngày cho dân cày và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để thì mới giành quyền lãnh đạo dân cày được”. Cùng với việc thông qua Luận cương chính trị, Hội nghị còn ra Nghị quyết về Tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng, trong đó nêu rõ các quyết định quan trọng của Hội nghị, một trong các quyết định đó là “phải chỉnh đốn Nông hội lại cho có hệ thống theo điều lệ mới và dự bị việc tổ chức Đông Dương Tổng Nông hội”. Tại Hội nghị quan trọng này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết về thành lập Tổng Nông hội Đông Dương và thông qua Điều lệ Tổng Nông Hội Đông Dương gồm 8 điều trong đó nêu rõ mục đích ''Thống nhất hết thảy Tổng Nông Hội Đông Dương để tranh đấu bênh vực quyền lợi hàng ngày của nông dân và để thực hiện cách mạng thổ địa''. Điều lệ Tổng Nông hội Đông Dương quy định: “Hễ Nông hội nào thừa nhận mục đích, Điều lệ và chịu thi hành những án nghị quyết của Tổng Nông hội Đông Dương và nộp hội phí thì được nhận làm hội viên”. trong đó trọng tâm là xây dựng tổ chức Nông hội, cơ sở của Nông hội là làng. Tổ chức phải theo hệ thống dọc: từ tổng Tổng Nông hội, huyện Tổng Nông hội, tỉnh Tổng Nông hội, xứ Tổng Nông hội, đông Dương Tổng Nông hội. Cũng tại hội nghị này Điều lệ Nông hội làng được thông qua. Mục đích của Nông hội làng là đoàn kết hết thảy bần và trung nông trong làng, liên hiệp với nông dân và công nhân các nơi trong nước để đấu tranh chống áp bức, bóc lột, bênh vực quyền lợi của nông dân và thực hiện cách mạng ruộng đất. Việc thành lập Tổng Nông hội Đông Dương (tên gọi đầu tiên của Hội Nông dân Việt Nam ngày nay) đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử giai cấp nông dân Việt Nam, sự trưởng thành và lớn mạnh về của phong trào nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.  II. HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ 1. Hội Nông dân Việt Nam và cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc (1930 – 1945) Ngày 20/3/1931, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị về vấn đề chỉnh đốn Nông hội đỏ, trong đó khẳng định vai trò to lớn của Nông hội trong cách mạng, giai cấp nông dân “là một lực lượng chính của cách mạng”. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ hai, tháng 3/1931 nhấn mạnh: Cần phải đẩy mạnh việc tổ chức Nông hội làng, tuyên truyền sâu rộng chủ trương của Đảng, đồng thời chỉ rõ: trong điều kiện địch khủng bố trắng, nông dân cùng các tầng lớp nhân dân đoàn kết đấu tranh, giương cao khẩu hiệu: chống sưu thuế, địa tô, chống nạn thất nghiệp, chống khủng bố trắng, chống cải lương lừa dối, chống chiến tranh….  Thực hiện Nghị quyết Trung ương hai, các tổ chức Nông hội được củng cố và trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh của nông dân. Tháng 6/1932 Trung ương Đảng đã khởi thảo Chương trình hành động nhằm khôi phục nhanh chóng phong trào cách mạng, đồng thời đề ra phương hướng đấu tranh và những biện pháp cụ thể phù hợp với tình hình mới. Chủ trương của Đảng nêu rõ: phải tận dụng mọi khả năng hợp pháp, nửa hợp pháp để tổ chức đấu tranh và phát triển tổ chức bí mật (Nông hội). Trên cơ sở Chương trình hành động của Đảng, Chương trình hành động của Nông hội ra đời bao gồm 10 điểm.  Tháng 3/1937, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp, đề ra đường lối chính trị và phương pháp tổ chức mới, tên của các tổ chức quần chúng đều được thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. Quyết định lấy tên Nông hội thay Nông hội đỏ. Nông dân có tổ chức chính là Nông hội và có thể tổ chức nhiều hội: hội tương tế, ái hữu, hợp tác xã, hội cấy, hội gặt, hội hiếu hỉ, hội góp họ, phường đi săn, hội chèo, nhóm học quốc ngữ... đã thu hút đông đảo nông dân đấu tranh giành quyền lợi của giai cấp mình. Chủ trương đúng đắn và kịp thời của Đảng đã giúp cho Nông hội khắp nơi trong nước phát huy vai trò của mình trong việc tập hợp, lãnh đạo nông dân hợp lực với công nhân và nhân dân lao động đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ. Trong năm 1937, có hơn 150 cuộc đấu tranh của nông dân chống cướp ruộng đất, đòi chia ruộng công, giảm tô, tức, khất thuế,... Từ tháng 01 - 11/1938, có 125 cuộc đấu tranh của nông dân với 55.442 người tham gia.  Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ Tám, tháng 5/1941 khẳng định nhiệm vụ giải phóng dân tộc, tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất thay bằng khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian chia cho dân cày nghèo, thực hiện giảm tô, giảm tức; thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh); Mặt trận các đoàn thể lấy tên là Cứu quốc. ''Nông hội từ nay gọi là Việt Nam Nông dân cứu quốc hội, là một bộ phận của Việt Nam độc lập đồng minh;  thu nạp hết thảy nông dân đến cả hạng phú nông, địa chủ muốn tranh đấu đuổi Pháp - Nhật''. Điều lệ Việt Nam Nông dân cứu quốc hội được Hội nghị tháng 5/1941 thông qua gồm 11 điều. Mục đích liên hiệp hết thảy các hạng nông dân yêu nước để binh vực quyền lợi hàng ngày cho nông dân và cùng với các đoàn thể khác chuẩn bị đánh Pháp đuổi Nhật giành quyền độc lập lại cho nước Việt Nam. Hội lấy làng, ấp làm cơ sở,… có Ban chấp hành hội chỉ huy, làng, tổng, tỉnh, xứ và toàn quốc. Từ đầu năm 1941, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, nông dân các dân tộc Cao Bằng đã tổ chức những đoàn thể cứu quốc đầu tiên. Sau đó, nông dân từ miền ngược đến miền xuôi nô nức tham gia vào các đoàn thể của Mặt trận Việt Minh. Nông dân cứu quốc hội là lực lượng to lớn của Mặt trận Việt Minh, đồng thời nông dân còn chiếm đại đa số trong hầu hết các tổ chức cứu quốc ở nông thôn như: thanh niên, phụ nữ ... tạo nên một lực lượng chính trị rộng lớn, áp đảo kẻ thù. Các tổ chức nông dân cùng với công nhân đã trở thành ''xương sống'' của Mặt trận. Từ các bản làng heo hút ở vùng rừng núi Việt Bắc đại ngàn xuống đến vùng châu thổ sông Hồng hay trong các thôn xóm của Trung Kỳ, Nam Kỳ, các đội tự vệ cứu quốc mà lực lượng chủ yếu là thanh niên nông dân ưu tú đã lần lượt ra đời làm nòng cốt cho phong trào đấu tranh của quần chúng. Năm 1941 - 1942, dưới sự lãnh đạo của Nông dân cứu quốc hội, nông dân đã đấu tranh chống thu thóc, chống nhổ lúa trồng đay, nhổ ngô trồng thầu dầu... Từ năm 1943, với khẩu hiệu ''Đoàn kết toàn dân đánh đuổi Nhật - Pháp'', đã đưa nông dân tham gia mạnh mẽ vào các phong trào đấu tranh với những hình thức như biểu tình chống Nhật, vũ trang đánh Nhật… Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (ngày 09/3/1945), phong trào ''Phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói'' đã lôi cuốn hàng triệu nông dân vùng lên đấu tranh trực diện với kẻ thù. Qua phong trào đấu tranh các tổ chức cứu quốc của nông dân càng phát triển mạnh mẽ, góp sức vào làn sóng khởi nghĩa từng phần đang nổi lên cuồn cuộn trong cả nước, làm tan rã từng mảng chính quyền cơ sở của phát xít, tay sai, tạo nên khí thế cách mạng sôi sục, đưa cả nước hừng hực bước vào cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Thành công vĩ đại của Cách mạng tháng Tám là một minh chứng cho tinh thần, khả năng và vai trò cách mạng to lớn của nông dân với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đồng thời, là một thắng lợi của sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng đối với các tổ chức của giai cấp nông dân, thể hiện sự gắn bó giữa Đảng với nông dân, nông dân với Đảng. 2. Giai cấp nông dân Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước (1945 - 1975) Trong điều kiện chiến tranh ngày càng lan rộng với mức độ gay go ác liệt hơn, nhiệm vụ kháng chiến càng đòi hỏi phải động viên toàn thể nông dân tham gia trên tất cả các mặt trận. Đảng và Nhà nước ta chủ trương thành lập Ban Nông vận Trung ương, kiện toàn tổ chức ở cấp Trung ương. Ngày 06/8/1949, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 02 – NQ/TW về việc thành lập Ban Nông vận Trung ương, gồm 6 đồng chí: Hồ Viết Thắng, Nguyễn Hữu Thái, Nguyễn Mạnh Hồng, Phạm Xuân Di, Trương Việt Hùng, Trần Đào, đồng chí Hồ Viết Thắng  - Ủy viên Trung ương Đảng làm Trưởng ban. Với nhiệm vụ của Ban Nông vận Trung ương là vận động nông dân: tăng gia sản xuất, tự cấp tự túc, nuôi dưỡng bộ đội, xây dựng hợp tác xã, hoàn thành giảm tô, thực hiện giảm tức, đào tạo cán bộ và thanh toán nạn mù chữ. Thực hiện chủ trương trên Ban Nông vận Trung ương đã tổ chức Hội nghị cán bộ nông dân toàn quốc lần thứ nhất họp từ ngày 28/11 – 07/01/1949 tại thôn Phong Vân, xã Tân Tiến, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Dự Hội nghị có đông đảo cán bộ đại diện cho tổ chức Hội Nông dân ba miền Bắc, Trung, Nam. Hội nghị đã tập trung kiểm điểm, đánh giá ưu, khuyết điểm của tổ chức Hội, phong trào nông dân, đặc biệt là đánh giá vai trò của tổ chức và hoạt động của phong trào nông dân từ khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Trong thư gửi Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao vị trí, vai trò và tiềm lực lớn lao của giai cấp nông dân cả nước trong đấu tranh giành chính quyền và sự nghiệp kháng chiến. Hội nghị đã nhất trí thành lập Hội Nông dân cứu quốc Trung ương (sau đổi tên là Ban Liên lạc Nông dân toàn quốc). Lần đầu tiên trong lịch sử Hội và phong trào nông dân, giai cấp nông dân có một tổ chức Hội ở cấp Trung ương, đáp ứng nguyện vọng của nông dân cả nước. Ngày 16/4/1951 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 09 – NQ/TW về “Thành lập các ban và tiểu ban giúp việc”, trong đó có Tiểu ban Nông vận gồm có 8 đồng chí: Hồ Viết Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng làm Trưởng ban và các đồng chí Trương Việt Hùng, Nguyễn Hữu Thái, Trần Đức Thịnh, Phạm Xuân Dy, Nguyễn Mạnh Hồng, Nguyễn Ca, Trần Đào.  Phong trào nông dân từ sau Hội nghị cán bộ nông dân toàn quốc lần thứ nhất có bước phát triển mới, toàn diện và rất mạnh mẽ. Để tiếp tục đánh giá phong trào nông dân và tổ chức Hội. Ban Liên lạc nông dân toàn quốc quyết định triệu tập Hội nghị cán bộ nông dân toàn quốc lần thứ Hai, tháng 5/1951, tại thôn Đồng Quắc, xã Bình Nhân, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang. Dự Hội nghị có hơn 100 đại biểu đại diện cho giai cấp nông dân cả nước. Hội nghị đánh giá phong trào nông dân, hoạt động của tổ chức Hội và quán triệt nhiệm vụ Hội Nông dân trước yêu cầu nhiệm vụ đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tới toàn thắng. Đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng tới dự và phát biểu. Đồng chí Tổng Bí thư dành nhiều thời gian nói về Chính cương, quan điểm của Đảng đối với nông dân và chính sách ruộng đất. Hội nghị đã tập trung quán triệt những nhiệm vụ mới của Đảng để lãnh đạo, chỉ đạo phong trào nông dân và xây dựng tổ chức Hội đáp ứng với những yêu cầu trước mắt. Ngày 08/3/1956, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 05 – NQ/TW về “Thành lập Ban Công tác nông thôn của Đảng”, lãnh đạo Ban Công tác nông thôn, gồm Trưởng ban là đồng chí Hồ Viết Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng (4/1956 – 10/1956); các đồng chí Phó Trưởng ban: Nguyễn Mạnh Hồng, Nguyễn Hữu Khiếu, Trần Đức Thịnh; các đồng chí Ủy viên: Nguyễn Hữu Thái, Trương Việt Hùng, Phạm Xuân Di, Trần Đào, Nguyễn Ca. Ở miền Bắc Với tinh thần ''Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng'', nông dân đã hăng hái tham gia "Phong trào thi đua ái quốc sản xuất lập công đề cao chiến sĩ'' do Đảng và Chính phủ phát động. Các cấp Hội nông dân đã tập trung vận động thực hiện các phong trào, như: xây dựng “Cánh đồng 5 tấn”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, phong trào thanh niên nông thôn lên đường tòng quân giết giặc, bảo vệ Tổ quốc…  Hội Nông dân trong các vùng địch tạm chiếm đã tiến hành nhiều hình thức đấu tranh như bám ruộng đất, làng xóm để sản xuất; lên án hành động bắn phá, đốt hoa màu của địch; tranh thủ sản xuất, thu hoạch và cất giấu lương thực, thực phẩm ở vùng địch hậu trong cả nước để đảm bảo được nhu cầu của nhân dân mà còn đóng góp cho Nhà nước, phục vụ sự nghiệp kháng chiến. Phong trào cách mạng của giai cấp nông dân và Hội Nông dân đã đóng góp quan trọng vào thắng lợi của các chiến dịch. Chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ ngày 07/5/1954 và thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ ngày 20/7/1954 về Đông Dương mở ra một thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam. Hoà bình được lập lại ở Đông Dương, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ, tiến lên chủ nghĩa xã hội.Ở miền Nam

I. SỰ RA ĐỜI NÔNG HỘI ĐỎ, TIỀN THÂN CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM Đầu năm 1920, sau khi dập tắt các cuộc khởi nghĩa của nông dân, ruộng đất nước ta chủ yếu tích tụ vào tay một số ít địa chủ Pháp, phong kiến, quan lại, địa chủ thường và địa chủ kiêm công thương đã làm xã hội phân hóa mạnh mẽ. Giai cấp địa chủ chiếm 9% tổng số chủ ruộng nhưng lại sở hữu trên 50% diện tích đất canh tác. Tiểu nông chiếm trên 90% tổng số chủ ruộng nhưng lại chỉ có gần 40% diện tích trồng trọt. Ngoài ra còn khoảng 2,2 triệu hộ trong tổng số 4 triệu hộ nông thôn lúc bấy giờ hoàn toàn không có đất. Họ bị bóc lột dã man bởi tô, tức, thuế… Đời sống nông dân dưới thời Pháp thuộc vô cùng nghèo nàn, đau khổ. Song chính trong sự áp bức bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp và tay sai đã khiến cho họ nhận rõ bộ mặt thực của kẻ thù dân tộc và kẻ thù giai cấp. Bằng những kinh nghiệm trực tiếp của mình, giai cấp nông dân đã tiến từng bước tới giác ngộ chính trị. Họ sẵn sàng ủng hộ, đi theo các phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì quyền lợi của người lao động. Nguyễn Ái Quốc là người cộng sản đầu tiên của Việt Nam, từ lâu, Người đã hiểu và gắn bó với nông dân Việt Nam. Trong cuốn Đường Kách mệnh (1927), đồng chí Nguyễn Ái Quốc  đặt vấn đề nông dân Việt Nam muốn thoát khỏi ách áp bức, bóc lột thì phải “tổ chức nhau lại”, vì vậy, Người đã dành riêng một chương phân tích về tình hình nông dân Việt Nam và tầm quan trọng của “Tổ chức dân cày” (1). Vạch rõ nguồn gốc đói nghèo, đau khổ của nông dân Việt Nam chính là do sự áp bức, bóc lột tàn nhẫn của đế quốc, phong kiến và bè lũ tay sai. Vì vậy “Nếu dân cày An Nam muốn thoát khỏi vòng cay đắng, thì phải tổ chức nhau kiếm đường giải phóng”; (2). Giai cấp nông dân cần phải có tổ chức riêng của mình là Hội dân cày. Nhưng trong tình hình hiện tại chưa nên gọi là Hội dân cày, mà nên gọi là phường lợp nhà, phường đánh cá, phường chung lúa…  Ngày 1/11/1929, Báo “Dân cày” số đầu tiên của tỉnh Ninh Bình được phát hành, nội dung tờ báo tố cáo sự bóc lột dã man của thực dân, kêu gọi nhân dân đoàn kết đấu tranh chống đế quốc cướp nước và đánh đổ tay sai. Cuối thập kỷ 20 của thế kỷ XX, Nông hội đỏ đã xuất hiện ở một số địa phương. Tháng 11/1929, Ban Chấp hành Tổng Nông hội Nghệ An ra đời, do đồng chí Phan Thái Ất làm Bí thư. Dưới sự lãnh đạo của xứ ủy Trung Kỳ, ngày 10/12/1929 ở thành phố Vinh – Bến Thủy và một số vùng ở Nghệ An rải truyền đơn kêu gọi các tầng lớp nhân dân tham gia các tổ chức quần chúng của Đảng cộng sản. Truyền đơn có phần kêu gọi Dân cày gia nhập Nông hội, theo Đảng Cộng sản đấu tranh đòi bỏ thuế người, thuế vườn, thuế chợ, thuế đò, bỏ lệ bắt phu… Tiếp theo nhiều tổ chức Nông hội đỏ được thành lập ở Thái Bình, Hà Nội, Hà Đông, Hải Phòng, Hải Dương và các tỉnh Trung Kỳ, Nam Kỳ… Đầu năm 1930, Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức tại Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc), trong Sách lược vắn tắt của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc dự thảo, được Hội nghị hợp nhất thông qua ngày 03/02/1930 đã nêu ra những vấn đề cơ bản đối với giai cấp nông dân: “Đảng phải thu phục cho được đại đa số dân cày nghèo làm cách mạng thổ địa đánh đổ bọn đại địa chủ và phong kiến''; đồng thời, Đảng nhấn mạnh ''Nông dân là lực lượng to lớn của cách mạng". Vì vậy, phải tập hợp nông dân vào một tổ chức dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, đấu tranh giành độc lập tự do và thực hiện cách mạng ruộng đất.  Cao trào cách mạng 1930 - 1931, dưới sự lãnh đạo của các Đảng bộ địa phương, các tổ chức Nông hội cấp cơ sở được hình thành ở Nam Kỳ, Trung Kỳ, đặc biệt là ở Nghệ - Tĩnh. Nông dân cả nước đã vùng lên đấu tranh cùng với công nhân giành thắng lợi từng bước. Chỉ tính từ tháng 5/1930 – 10/1930 cả nước có 53.000 hội viên nông hội.  Trên cơ sở đó, Hội nghị lần thứ Nhất, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp trong tháng 10/1930 tại Hương Cảng đã thông qua bản Luận cương chính trị, trong đó nêu rõ: “Dân cày là hạng người chiếm đại đa số ở đông Dương (hơn 90 phần trăm), họ là một động lực mạnh cho cách mạng tư sản dân quyền”. Luận cương vạch rõ: “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền, vô sản giai cấp có đứng đầu và cùng với quần chúng dân cày để tranh đấu và binh vực quyền lợi hằng ngày cho dân cày và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để thì mới giành quyền lãnh đạo dân cày được”. Cùng với việc thông qua Luận cương chính trị, Hội nghị còn ra Nghị quyết về Tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng, trong đó nêu rõ các quyết định quan trọng của Hội nghị, một trong các quyết định đó là “phải chỉnh đốn Nông hội lại cho có hệ thống theo điều lệ mới và dự bị việc tổ chức Đông Dương Tổng Nông hội”. Tại Hội nghị quan trọng này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết về thành lập Tổng Nông hội Đông Dương và thông qua Điều lệ Tổng Nông Hội Đông Dương gồm 8 điều trong đó nêu rõ mục đích ''Thống nhất hết thảy Tổng Nông Hội Đông Dương để tranh đấu bênh vực quyền lợi hàng ngày của nông dân và để thực hiện cách mạng thổ địa''. Điều lệ Tổng Nông hội Đông Dương quy định: “Hễ Nông hội nào thừa nhận mục đích, Điều lệ và chịu thi hành những án nghị quyết của Tổng Nông hội Đông Dương và nộp hội phí thì được nhận làm hội viên”. trong đó trọng tâm là xây dựng tổ chức Nông hội, cơ sở của Nông hội là làng. Tổ chức phải theo hệ thống dọc: từ tổng Tổng Nông hội, huyện Tổng Nông hội, tỉnh Tổng Nông hội, xứ Tổng Nông hội, đông Dương Tổng Nông hội. Cũng tại hội nghị này Điều lệ Nông hội làng được thông qua. Mục đích của Nông hội làng là đoàn kết hết thảy bần và trung nông trong làng, liên hiệp với nông dân và công nhân các nơi trong nước để đấu tranh chống áp bức, bóc lột, bênh vực quyền lợi của nông dân và thực hiện cách mạng ruộng đất. Việc thành lập Tổng Nông hội Đông Dương (tên gọi đầu tiên của Hội Nông dân Việt Nam ngày nay) đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử giai cấp nông dân Việt Nam, sự trưởng thành và lớn mạnh về của phong trào nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.  II. HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ 1. Hội Nông dân Việt Nam và cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc (1930 – 1945) Ngày 20/3/1931, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị về vấn đề chỉnh đốn Nông hội đỏ, trong đó khẳng định vai trò to lớn của Nông hội trong cách mạng, giai cấp nông dân “là một lực lượng chính của cách mạng”. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ hai, tháng 3/1931 nhấn mạnh: Cần phải đẩy mạnh việc tổ chức Nông hội làng, tuyên truyền sâu rộng chủ trương của Đảng, đồng thời chỉ rõ: trong điều kiện địch khủng bố trắng, nông dân cùng các tầng lớp nhân dân đoàn kết đấu tranh, giương cao khẩu hiệu: chống sưu thuế, địa tô, chống nạn thất nghiệp, chống khủng bố trắng, chống cải lương lừa dối, chống chiến tranh….  Thực hiện Nghị quyết Trung ương hai, các tổ chức Nông hội được củng cố và trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh của nông dân. Tháng 6/1932 Trung ương Đảng đã khởi thảo Chương trình hành động nhằm khôi phục nhanh chóng phong trào cách mạng, đồng thời đề ra phương hướng đấu tranh và những biện pháp cụ thể phù hợp với tình hình mới. Chủ trương của Đảng nêu rõ: phải tận dụng mọi khả năng hợp pháp, nửa hợp pháp để tổ chức đấu tranh và phát triển tổ chức bí mật (Nông hội). Trên cơ sở Chương trình hành động của Đảng, Chương trình hành động của Nông hội ra đời bao gồm 10 điểm.  Tháng 3/1937, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp, đề ra đường lối chính trị và phương pháp tổ chức mới, tên của các tổ chức quần chúng đều được thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. Quyết định lấy tên Nông hội thay Nông hội đỏ. Nông dân có tổ chức chính là Nông hội và có thể tổ chức nhiều hội: hội tương tế, ái hữu, hợp tác xã, hội cấy, hội gặt, hội hiếu hỉ, hội góp họ, phường đi săn, hội chèo, nhóm học quốc ngữ... đã thu hút đông đảo nông dân đấu tranh giành quyền lợi của giai cấp mình. Chủ trương đúng đắn và kịp thời của Đảng đã giúp cho Nông hội khắp nơi trong nước phát huy vai trò của mình trong việc tập hợp, lãnh đạo nông dân hợp lực với công nhân và nhân dân lao động đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ. Trong năm 1937, có hơn 150 cuộc đấu tranh của nông dân chống cướp ruộng đất, đòi chia ruộng công, giảm tô, tức, khất thuế,... Từ tháng 01 - 11/1938, có 125 cuộc đấu tranh của nông dân với 55.442 người tham gia.  Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ Tám, tháng 5/1941 khẳng định nhiệm vụ giải phóng dân tộc, tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất thay bằng khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian chia cho dân cày nghèo, thực hiện giảm tô, giảm tức; thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh); Mặt trận các đoàn thể lấy tên là Cứu quốc. ''Nông hội từ nay gọi là Việt Nam Nông dân cứu quốc hội, là một bộ phận của Việt Nam độc lập đồng minh;  thu nạp hết thảy nông dân đến cả hạng phú nông, địa chủ muốn tranh đấu đuổi Pháp - Nhật''. Điều lệ Việt Nam Nông dân cứu quốc hội được Hội nghị tháng 5/1941 thông qua gồm 11 điều. Mục đích liên hiệp hết thảy các hạng nông dân yêu nước để binh vực quyền lợi hàng ngày cho nông dân và cùng với các đoàn thể khác chuẩn bị đánh Pháp đuổi Nhật giành quyền độc lập lại cho nước Việt Nam. Hội lấy làng, ấp làm cơ sở,… có Ban chấp hành hội chỉ huy, làng, tổng, tỉnh, xứ và toàn quốc. Từ đầu năm 1941, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, nông dân các dân tộc Cao Bằng đã tổ chức những đoàn thể cứu quốc đầu tiên. Sau đó, nông dân từ miền ngược đến miền xuôi nô nức tham gia vào các đoàn thể của Mặt trận Việt Minh. Nông dân cứu quốc hội là lực lượng to lớn của Mặt trận Việt Minh, đồng thời nông dân còn chiếm đại đa số trong hầu hết các tổ chức cứu quốc ở nông thôn như: thanh niên, phụ nữ ... tạo nên một lực lượng chính trị rộng lớn, áp đảo kẻ thù. Các tổ chức nông dân cùng với công nhân đã trở thành ''xương sống'' của Mặt trận. Từ các bản làng heo hút ở vùng rừng núi Việt Bắc đại ngàn xuống đến vùng châu thổ sông Hồng hay trong các thôn xóm của Trung Kỳ, Nam Kỳ, các đội tự vệ cứu quốc mà lực lượng chủ yếu là thanh niên nông dân ưu tú đã lần lượt ra đời làm nòng cốt cho phong trào đấu tranh của quần chúng. Năm 1941 - 1942, dưới sự lãnh đạo của Nông dân cứu quốc hội, nông dân đã đấu tranh chống thu thóc, chống nhổ lúa trồng đay, nhổ ngô trồng thầu dầu... Từ năm 1943, với khẩu hiệu ''Đoàn kết toàn dân đánh đuổi Nhật - Pháp'', đã đưa nông dân tham gia mạnh mẽ vào các phong trào đấu tranh với những hình thức như biểu tình chống Nhật, vũ trang đánh Nhật… Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (ngày 09/3/1945), phong trào ''Phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói'' đã lôi cuốn hàng triệu nông dân vùng lên đấu tranh trực diện với kẻ thù. Qua phong trào đấu tranh các tổ chức cứu quốc của nông dân càng phát triển mạnh mẽ, góp sức vào làn sóng khởi nghĩa từng phần đang nổi lên cuồn cuộn trong cả nước, làm tan rã từng mảng chính quyền cơ sở của phát xít, tay sai, tạo nên khí thế cách mạng sôi sục, đưa cả nước hừng hực bước vào cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Thành công vĩ đại của Cách mạng tháng Tám là một minh chứng cho tinh thần, khả năng và vai trò cách mạng to lớn của nông dân với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đồng thời, là một thắng lợi của sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng đối với các tổ chức của giai cấp nông dân, thể hiện sự gắn bó giữa Đảng với nông dân, nông dân với Đảng. 2. Giai cấp nông dân Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước (1945 - 1975) Trong điều kiện chiến tranh ngày càng lan rộng với mức độ gay go ác liệt hơn, nhiệm vụ kháng chiến càng đòi hỏi phải động viên toàn thể nông dân tham gia trên tất cả các mặt trận. Đảng và Nhà nước ta chủ trương thành lập Ban Nông vận Trung ương, kiện toàn tổ chức ở cấp Trung ương. Ngày 06/8/1949, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 02 – NQ/TW về việc thành lập Ban Nông vận Trung ương, gồm 6 đồng chí: Hồ Viết Thắng, Nguyễn Hữu Thái, Nguyễn Mạnh Hồng, Phạm Xuân Di, Trương Việt Hùng, Trần Đào, đồng chí Hồ Viết Thắng  - Ủy viên Trung ương Đảng làm Trưởng ban. Với nhiệm vụ của Ban Nông vận Trung ương là vận động nông dân: tăng gia sản xuất, tự cấp tự túc, nuôi dưỡng bộ đội, xây dựng hợp tác xã, hoàn thành giảm tô, thực hiện giảm tức, đào tạo cán bộ và thanh toán nạn mù chữ. Thực hiện chủ trương trên Ban Nông vận Trung ương đã tổ chức Hội nghị cán bộ nông dân toàn quốc lần thứ nhất họp từ ngày 28/11 – 07/01/1949 tại thôn Phong Vân, xã Tân Tiến, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Dự Hội nghị có đông đảo cán bộ đại diện cho tổ chức Hội Nông dân ba miền Bắc, Trung, Nam. Hội nghị đã tập trung kiểm điểm, đánh giá ưu, khuyết điểm của tổ chức Hội, phong trào nông dân, đặc biệt là đánh giá vai trò của tổ chức và hoạt động của phong trào nông dân từ khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Trong thư gửi Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao vị trí, vai trò và tiềm lực lớn lao của giai cấp nông dân cả nước trong đấu tranh giành chính quyền và sự nghiệp kháng chiến. Hội nghị đã nhất trí thành lập Hội Nông dân cứu quốc Trung ương (sau đổi tên là Ban Liên lạc Nông dân toàn quốc). Lần đầu tiên trong lịch sử Hội và phong trào nông dân, giai cấp nông dân có một tổ chức Hội ở cấp Trung ương, đáp ứng nguyện vọng của nông dân cả nước. Ngày 16/4/1951 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 09 – NQ/TW về “Thành lập các ban và tiểu ban giúp việc”, trong đó có Tiểu ban Nông vận gồm có 8 đồng chí: Hồ Viết Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng làm Trưởng ban và các đồng chí Trương Việt Hùng, Nguyễn Hữu Thái, Trần Đức Thịnh, Phạm Xuân Dy, Nguyễn Mạnh Hồng, Nguyễn Ca, Trần Đào.  Phong trào nông dân từ sau Hội nghị cán bộ nông dân toàn quốc lần thứ nhất có bước phát triển mới, toàn diện và rất mạnh mẽ. Để tiếp tục đánh giá phong trào nông dân và tổ chức Hội. Ban Liên lạc nông dân toàn quốc quyết định triệu tập Hội nghị cán bộ nông dân toàn quốc lần thứ Hai, tháng 5/1951, tại thôn Đồng Quắc, xã Bình Nhân, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang. Dự Hội nghị có hơn 100 đại biểu đại diện cho giai cấp nông dân cả nước. Hội nghị đánh giá phong trào nông dân, hoạt động của tổ chức Hội và quán triệt nhiệm vụ Hội Nông dân trước yêu cầu nhiệm vụ đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tới toàn thắng. Đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng tới dự và phát biểu. Đồng chí Tổng Bí thư dành nhiều thời gian nói về Chính cương, quan điểm của Đảng đối với nông dân và chính sách ruộng đất. Hội nghị đã tập trung quán triệt những nhiệm vụ mới của Đảng để lãnh đạo, chỉ đạo phong trào nông dân và xây dựng tổ chức Hội đáp ứng với những yêu cầu trước mắt. Ngày 08/3/1956, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 05 – NQ/TW về “Thành lập Ban Công tác nông thôn của Đảng”, lãnh đạo Ban Công tác nông thôn, gồm Trưởng ban là đồng chí Hồ Viết Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng (4/1956 – 10/1956); các đồng chí Phó Trưởng ban: Nguyễn Mạnh Hồng, Nguyễn Hữu Khiếu, Trần Đức Thịnh; các đồng chí Ủy viên: Nguyễn Hữu Thái, Trương Việt Hùng, Phạm Xuân Di, Trần Đào, Nguyễn Ca. Ở miền Bắc Với tinh thần ''Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng'', nông dân đã hăng hái tham gia "Phong trào thi đua ái quốc sản xuất lập công đề cao chiến sĩ'' do Đảng và Chính phủ phát động. Các cấp Hội nông dân đã tập trung vận động thực hiện các phong trào, như: xây dựng “Cánh đồng 5 tấn”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, phong trào thanh niên nông thôn lên đường tòng quân giết giặc, bảo vệ Tổ quốc…  Hội Nông dân trong các vùng địch tạm chiếm đã tiến hành nhiều hình thức đấu tranh như bám ruộng đất, làng xóm để sản xuất; lên án hành động bắn phá, đốt hoa màu của địch; tranh thủ sản xuất, thu hoạch và cất giấu lương thực, thực phẩm ở vùng địch hậu trong cả nước để đảm bảo được nhu cầu của nhân dân mà còn đóng góp cho Nhà nước, phục vụ sự nghiệp kháng chiến. Phong trào cách mạng của giai cấp nông dân và Hội Nông dân đã đóng góp quan trọng vào thắng lợi của các chiến dịch. Chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ ngày 07/5/1954 và thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ ngày 20/7/1954 về Đông Dương mở ra một thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam. Hoà bình được lập lại ở Đông Dương, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ, tiến lên chủ nghĩa xã hội.Ở miền Nam

III/ Những việc nên tiến hành khi đã được cấp giấy chứng nhận đã đăng ký hoạt động doanh nghiệp

Sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký công ty thì bạn nên làm những việc sau:

– Công bố những nội dung đã được đăng ký: Các thông tin về công ty cần được công bố sau tối đa 30 ngày kể từ khi có giấy chứng nhận đã đăng ký hoạt động doanh nghiệp. Trường hợp không công bố đúng hạn có thể bị phát tiền lên đến 2 triệu đồng.

– Nếu muốn nộp thuế điện tử cũng như báo thuế qua internet, công ty nên đăng ký cho cơ quan quản lý nhà nước chữ ký số.

– Khắc con dấu đồng thời tiến hành nộp thủ tục thông báo dùng mẫu dấu đó đến cơ quan pháp luật có thẩm quyền.

– Doanh nghiệp cần mở tài khoản ngân hàng, báo lên Sở Kế hoạch và đầu tư tài khoản của ngân hàng đã đăng ký.

– Doanh nghiệp cần làm và treo bảng hiệu cho công ty, để cơ quan thuế đến kiểm tra theo quy định.

– Khi thành lập công ty xuất khẩu nông sản thì doanh nghiệp cần đóng thuế môn bài, nộp tờ khai lệ phí của thuế. Trường hợp nếu công ty được mở vào 6 tháng sau của một năm thì cần đóng 50% thuế cho cả năm.

– Ngoài ra, mỗi công ty đều có thể đề nghị được in hóa đơn để sử dụng. Nếu mà công ty không thể in được thì có thể mua hóa đơn từ cơ quan nhà nước, cơ quan thuế.