Nhà Báo Thủy Phạm

Nhà Báo Thủy Phạm

Theo quan niệm phong thủy, những tuổi cần tránh xây dựng nhà cửa là những tuổi phạm Tam tai, Kim lâu và Hoang ốc. Tuy nhiên, Hoang ốc lại có sự khác biệt với hai hạn trên. Hoang ốc được chia thành 6 cung nhỏ gồm 3 cung tốt và 3 cung xấu. Do đó, không phải cứ phạm phải Hoang ốc là sẽ xấu, không nên xây dựng nhà cửa. Thay vào đó, cần tính toán để biết tuổi của mình nằm trong cung tốt hay cung xấu.

Theo quan niệm phong thủy, những tuổi cần tránh xây dựng nhà cửa là những tuổi phạm Tam tai, Kim lâu và Hoang ốc. Tuy nhiên, Hoang ốc lại có sự khác biệt với hai hạn trên. Hoang ốc được chia thành 6 cung nhỏ gồm 3 cung tốt và 3 cung xấu. Do đó, không phải cứ phạm phải Hoang ốc là sẽ xấu, không nên xây dựng nhà cửa. Thay vào đó, cần tính toán để biết tuổi của mình nằm trong cung tốt hay cung xấu.

Lào nghiên cứu điều chỉnh thời gian thực hiện đầu tư thủy điện cho Việt Nam

Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP

Về trọng tâm hợp tác năm 2024, hai bên thống nhất tiếp tục cụ thể hóa và thực hiện hiệu quả thỏa thuận giữa hai bộ chính trị Việt Nam - Lào và kết quả cuộc gặp người đứng đầu ba đảng giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Hun Sen cũng như tập trung thực hiện tốt các tuyên bố chung và thỏa thuận ký kết tại kỳ họp 46.

Hai bên tăng cường thúc đẩy, đưa quan hệ chính trị, ngoại giao đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả cao hơn nữa, cải tiến và nâng cao tính thiết thực, hiệu quả hợp tác ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương. Tiếp tục hợp tác chặt chẽ về quốc phòng và an ninh, xây dựng tuyến biên giới Việt Nam - Lào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển toàn diện.

Hai bên thống nhất tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm quản lý kinh tế vĩ mô, xây dựng nền kinh tế độc lập và tự chủ, tăng cường kết nối hai nền kinh tế, thúc đẩy hợp tác đầu tư - thương mại Việt Nam - Lào.

Tổ chức tốt các cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp Việt Nam với các cơ quan chức năng của Lào, đồng thời tập trung giải quyết dứt điểm các vấn đề tồn đọng, khó khăn, vướng mắc tại các dự án hợp tác, đầu tư.

Chính phủ Lào tạo điều kiện ưu đãi, thuận lợi cho các dự án lớn, trọng điểm của doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời sẽ nghiên cứu điều chỉnh các quy định về thời gian thực hiện trong đầu tư thủy điện, khai khoáng phù hợp với tình hình mới.

Về thương mại, hai nước đặt mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ kim ngạch thương mại, phấn đấu tiếp tục tăng kim ngạch thương mại giữa hai nước năm 2024 từ 10 - 15% so với năm 2023.

Tập trung giải quyết khó khăn, thúc đẩy triển khai kết nối hạ tầng giao thông, nghiên cứu tư duy mới, cách làm mới trong việc triển khai kết nối giao thông hai nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp - Ảnh: VGP

Việt Nam và Lào sẽ huy động nguồn lực, tăng cường tìm kiếm nhà đầu tư quan tâm đến các dự án đường sắt Vũng Áng - Vientiane, đường bộ cao tốc Hà Nội - Vientiane. Coi nông nghiệp và phát triển nông thôn là một trong những trụ cột của hợp tác kinh tế giữa hai nước.

Về hợp tác giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, Chính phủ Việt Nam tiếp tục dành 1.120 suất học bổng cho cán bộ, học sinh Lào sang học tập tại Việt Nam, tiếp tục cử giáo viên sang giảng dạy tiếng Việt tại Lào.

Hai bên thống nhất triển khai các giải pháp đẩy mạnh kết nối du lịch giữa hai nước và ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia "Một hành trình, Ba điểm đến".

Hai Chính phủ, các bộ, cơ quan chức năng hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương và khu vực. Việt Nam sẽ hỗ trợ tích cực, hiệu quả để Lào đảm nhiệm thành công cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2024, AIPA 45 và các hội nghị cấp cao khác.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone chứng kiến lễ trao các văn kiện hợp tác tại Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào - Ảnh: VGP

Trước đó trong sáng 7-1, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đã đồng chủ trì Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào.

Tại hội nghị, hai bên giới thiệu về môi trường, chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam và Lào. Hai bên cũng đánh giá về các kết quả hợp tác đầu tư, kinh doanh đạt được trong những năm qua; thảo luận về định hướng hợp tác đầu tư giữa hai nước trong thời gian tới.

Một số vướng mắc và kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại Lào cần được giải quyết cũng được nêu ra tại hội nghị.

Cuối hội nghị, hai Thủ tướng đã cùng chứng kiến lễ trao các chứng nhận đầu tư, ghi nhớ hợp tác đầu tư giữa các cơ quan, nhà đầu tư, doanh nghiệp hai nước Việt Nam - Lào trong các lĩnh vực tài chính, nông nghiệp, khai thác khoáng sản.

Một nam sinh lớp 11 tại Hà Nội bị lập biên bản vi phạm giao thông (Ảnh: Trần Thanh).

Gần 900 vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 21/12/2023 tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới.

Chỉ thị nêu rõ, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, giải pháp bảo đảm trật tự, ATGT; trong đó, việc bảo đảm ATGT cho lứa tuổi học sinh là một trong những ưu tiên hàng đầu. Các cấp, các ngành đã quán triệt, triển khai nghiêm túc, đạt được những kết quả tích cực.

Tuy nhiên, tình hình trật tự, ATGT liên quan đến lứa tuổi học sinh vẫn diễn ra phức tạp, còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông đối với học sinh.

Chỉ tính riêng từ đầu năm 2023 đến nay đã xảy ra gần 900 vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh (độ tuổi từ 6-18 tuổi), làm chết 490 người, bị thương 827 người, để lại hậu quả thương tâm cho nhiều gia đình và xã hội cả trước mắt và lâu dài.

Không đội mũ bảo hiểm, một nam sinh lớp 11 tại Hà Nội quay đầu bỏ chạy khi thấy cảnh sát giao thông, sau đó, tông trúng chiếc ô tô đang di chuyển trên đường hồi tháng 11/2023 (Ảnh: Trần Thanh).

Tình hình trên đòi hỏi phải thực hiện quyết liệt hơn nữa các giải pháp căn cơ để ngăn chặn, giảm thiểu tai nạn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh, xây dựng văn hóa tự giác chấp hành pháp luật về giao thông trong lứa tuổi học sinh, thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước.

Xử lý nghiêm người đứng đầu chính quyền

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố phải xác định công tác bảo đảm trật tự, ATGT cho lứa tuổi học sinh là nhiệm vụ rất quan trọng, là một trong những ưu tiên hàng đầu trong tổng thể công tác bảo đảm trật tự, ATGT.

Từng bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao rà soát lại các chương trình, kế hoạch và triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về bảo đảm trật tự, ATGT.

Chủ tịch UBND các cấp chịu trách nhiệm về công tác bảo đảm trật tự, ATGT cho lứa tuổi học sinh trên địa bàn phụ trách. Chính phủ sẽ xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu chính quyền địa phương nếu để tình hình trật tự, ATGT liên quan đến lứa tuổi học sinh xảy ra phức tạp trên địa bàn do thiếu lãnh đạo, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoặc thực hiện không đầy đủ chức trách, nhiệm vụ trong phạm vi quản lý.

Học sinh không đội mũ bảo hiểm điều khiển xe máy quay xe bỏ chạy khi thấy cảnh sát giao thông (Ảnh: Trần Thanh).

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chỉ đạo rà soát lại các chương trình, nội dung, hình thức giáo dục, giảng dạy về trật tự, ATGT cho học sinh trong các cấp học, các nhà trường để bổ sung, hoàn thiện, bảo đảm tương xứng với tính chất quan trọng của việc xây dựng văn hóa giao thông cho thế hệ tương lai của đất nước.

Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Công an xây dựng bộ quy tắc văn hóa giao thông văn minh và yêu cầu 100% các đơn vị, trường học thực hiện nghiêm, kết hợp tuyên truyền, giám sát xây dựng thói quen, văn hóa giao thông văn minh, bền vững cho thế hệ trẻ, từ đó lan tỏa, tác động trở lại đối với người thân trong gia đình và cộng đồng xã hội.

Đưa vào tiêu chí đánh giá thi đua hằng năm

Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT chỉ đạo, hướng dẫn toàn ngành giáo dục phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác bảo đảm trật tự, ATGT cho học sinh.

Trong đó, đưa nội dung bảo đảm trật tự, ATGT đối với học sinh là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua hằng năm đối với các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, các cơ sở giáo dục, cán bộ, nhân viên, giáo viên và đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh trong từng học kỳ, năm học.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tại địa phương đầu tư lắp đặt hệ thống camera giám sát tại các khu vực gần cổng trường học để ghi nhận các hình ảnh vi phạm giao thông của học sinh làm căn cứ xử lý và bình xét thi đua đối với từng lớp học, giáo viên và học sinh.

Bộ cần chỉ đạo các sở GD&ĐT yêu cầu các phòng GD&ĐT, các nhà trường hằng năm phải hoàn thành các chỉ tiêu 100% chỉ tiêu liên quan tới ATGT.

Tăng trách nhiệm của phụ huynh, học sinh

Bộ Công an có trách nhiệm tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm về trật tự, ATGT, nhất là những vi phạm có nguy cơ gây tai nạn cho học sinh.

Đối với những trường hợp học sinh vi phạm, gửi thông báo về cho nhà trường để có hình thức xử lý và biện pháp giáo dục phù hợp; xử lý nghiêm các trường hợp phụ huynh đưa đón con em vi phạm trật tự, ATGT tại các tuyến gần khu vực trường học.

Phụ huynh chở con nhưng không đội mũ bảo hiểm (Ảnh: Trần Thanh).

Chỉ thị nêu rõ việc kiên quyết không cho các phương tiện không bảo đảm an toàn dùng để vận chuyển, đưa đón học sinh. Từng địa phương căn cứ tình hình thực tiễn, hằng năm phải có kế hoạch cụ thể để kiểm soát chuyên đề này.

Đối với các tai nạn giao thông liên quan đến học sinh phải khẩn trương điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật; củng cố hồ sơ xử lý các hành vi giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện gây tai nạn; xác định cụ thể các nguyên nhân gây tai nạn và kiến nghị giải pháp phòng ngừa.

Thường xuyên rà soát không gian mạng, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm liên quan đến cổ xúy cho vi phạm, đua xe, lạng lách, đánh võng và những hành vi khác ảnh hưởng tiêu cực đến thanh, thiếu niên.

Ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp UBND các địa phương tổ chức tổng rà soát về tổ chức giao thông, hạ tầng giao thông tại các tuyến quốc lộ có trường học trên toàn quốc; trường hợp có bất cập, thì ưu tiên xử lý, khắc phục, trong đó làm rõ lộ trình thực hiện, hoàn thành.

Thủ tướng yêu cầu các đơn vị nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách ưu đãi đối với hoạt động kinh doanh vận chuyển, đưa đón học sinh bằng xe ô tô buýt chuyên dụng đưa đón học sinh; cơ chế, chính sách khuyến khích học sinh đi lại bằng phương tiện vận tải công cộng và xe ô tô buýt chuyên dụng đưa đón học sinh.

Sáng 14/6, Hội Luật gia Việt Nam cùng Tạp chí Đời sống và Pháp luật long trọng tổ chức Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ.

Dự lễ công bố và trao quyết định có: TS. Nguyễn Văn Quyền - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam; TS.Trần Công Phàn – Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam; ông Trần Đức Long – Ủy viên Đảng đoàn, Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam; bà Lê Thị Kim Thanh – Ủy viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam; ông Lương Mai Sao – Ủy viên Đảng đoàn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức cán bộ Hội Luật gia Việt Nam; bà Nguyễn Thị My – Phó Tổng Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật cùng các trưởng, phó ban chuyên môn, văn phòng đại diện và toàn thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên Tạp chí Đời sống và Pháp luật.

Được sự đồng ý của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông về việc bổ nhiệm Tổng biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật, ngày 14/6/2024, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam đã ký quyết định số 100/QĐ-HLGVN bổ nhiệm nhà báo Phạm Quốc Huy – Phó Tổng biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật.

Tại buổi lễ, ông Lương Mai Sao - Ủy viên Đảng đoàn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức cán bộ Hội Luật gia Việt Nam đọc quyết định bổ nhiệm Tổng biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật của Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam cho ông Phạm Quốc Huy. Thời hạn giữ chức vụ là 5 năm kể từ ngày 14/6/2024.

Phát biểu tại Hội nghị, TS. Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam thay mặt lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam, Hội Luật gia cả nước chúc mừng tân Tổng biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật Phạm Quốc Huy.

Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực, phát triển của Tạp chí Đời sống và Pháp luật (tiền thân là Báo Đời sống và Pháp luật) kể từ khi thành lập cho đến nay. Theo Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, việc xây dựng và kiện toàn nhân sự của Tạp chí Đời sống và Pháp luật là một nhiệm vụ chung của Hội Luật gia Việt Nam.

Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền đề nghị tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên Tạp chí phải xác định là cơ quan ngôn luận của Hội Luật gia Việt Nam, luôn thực hiện tốt nhiệm vụ chiến lược đó là thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị theo đúng tôn chỉ mục đích.

Cùng với đó, TS. Nguyễn Văn Quyền giao thêm nhiệm vụ là lãnh đạo Tạp chí phải đảm bảo được đời sống vật chất, tinh thần cho toàn thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên của Tạp chí.

Đặc biệt, Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền cũng giao thêm nhiệm vụ trong năm 2024 cho Tạp chí Đời sống và Pháp luật, cụ thể: Tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên tích cực tuyên truyền về Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam lần thứ XIV sẽ diễn ra vào cuối năm nay, cũng như tiến tới kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Hội Luật gia Việt Nam (4/4/1955-4/4/2025).

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam mong muốn trên cương vị mới, nhà báo Phạm Quốc Huy sẽ cùng tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên phát huy sức mạnh tập thể, đoàn kết, nhiệt huyết cùng nhau phấn đấu đưa Tạp chí Đời sống và Pháp luật ngày càng phát triển vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam giao phó.

Phát biểu tại buổi lễ, Tân Tổng biên tập Phạm Quốc Huy bày tỏ sự xúc động khi được tin tưởng giao nhiệm vụ mới.

Tân Tổng biên tập Phạm Quốc Huy gửi lời cảm ơn tới sự quan tâm, tin tưởng giao trọng trách của lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam. Đồng thời, ông cũng gửi lời cảm ơn đến nhà báo Nguyễn Tiến Thanh – nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật, Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - là một người lãnh đạo, một người thầy và một người anh đã luôn dìu dắt ông cùng tập thể nhân viên Tạp chí Đời sống và Pháp luật trong suốt thời gian qua.

“Tôi ý thức được rằng, khi nhận một trọng trách mới là điều rất vinh dự nhưng cũng là trách nhiệm, hơn hết là cơ hội để cá nhân tôi dành toàn bộ nhiệt huyết, trí lực để cùng tập thể Ban biên tập, toàn thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên và người lao động đóng góp vào sự phát triển ngày một lớn mạnh của Tạp chí Đời sống và Pháp luật”, nhà báo Phạm Quốc Huy chia sẻ.

Trong chặng đường 23 năm phát triển, Tạp chí Đời sống và Pháp luật đã luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát kịp thời của các cơ quan quản lý, đặc biệt từ lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam.

Tân Tổng biên tập Phạm Quốc Huy mong muốn và tin tưởng đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên của Tạp chí sẽ tiếp tục phát huy những giá trị cốt lõi đó là tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, nhân văn và thân thiện để góp phần đưa Tạp chí Đời sống và Pháp luật đạt được những thành công mới.

Đồng thời, nhà báo Phạm Quốc Huy cam kết sẽ nỗ lực hết mình cùng tập thể Ban biên tập, cán bộ, phóng viên, biên tập viên nỗ lực hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị do Hội Luật gia Việt Nam giao theo đúng tôn chỉ mục đích đã đề ra; cố gắng phấn đấu ngày một nâng cao đời sống của cán bộ, công nhân viên tòa soạn. Tiếp tục khẳng định vị trí của Tạp chí Đời sống và Pháp luật trong lòng bạn đọc cả nước..

Ông Phạm Quốc Huy, sinh năm 1977, quê quán Hà Nội. Ông là một trong những người “khai sơn phá thạch” của Tạp chí Đời sống và Pháp luật (tiền thân là Báo Đời sống và Pháp luật). Trước khi được bổ nhiệm, Tân Tổng biên tập Phạm Quốc Huy giữ chức vụ Trưởng ban Trị sự, Phó Tổng biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật.

Từ tháng 6/2020 – nay, ông là Đảng ủy viên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Đảng ủy cơ quan Trung ương Hội Luật gia Việt Nam.

Địa chỉ Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Quy mô Tòa tháp cao 25 tầng nổi và 02 tầng hầm

Chủ đầu tư Công ty cổ phần VIMECO

Thi công Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai

Địa chỉ Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Quy mô Tòa tháp cao 25 tầng nổi và 02 tầng hầm

Chủ đầu tư Công ty cổ phần VIMECO

Thi công Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai