Quảng Ninh Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng

Quảng Ninh Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng

Thời gian gần đây, liên tiếp có thông tin, hình ảnh về sự xuất hiện của rùa biển, cá voi ở vùng biển huyện Cô Tô, Quảng Ninh. Trước đó, Ban quản lý Vịnh Hạ Long thông báo một số rạn san hô trong Vịnh Hạ Long đang dần phục hồi, có khu vực đạt độ che phủ cao. Đó là những tin tức tốt lành, cho thấy hệ sinh thái, môi trường biển ở các địa phương trong tỉnh đang ngày càng tốt hơn. Để có được kết quả đó là cả một quá trình phục hồi để trả lại môi trường trong lành với sự nỗ lực của chính quyền, người dân và cả du khách khi đến với Quảng Ninh.

Thời gian gần đây, liên tiếp có thông tin, hình ảnh về sự xuất hiện của rùa biển, cá voi ở vùng biển huyện Cô Tô, Quảng Ninh. Trước đó, Ban quản lý Vịnh Hạ Long thông báo một số rạn san hô trong Vịnh Hạ Long đang dần phục hồi, có khu vực đạt độ che phủ cao. Đó là những tin tức tốt lành, cho thấy hệ sinh thái, môi trường biển ở các địa phương trong tỉnh đang ngày càng tốt hơn. Để có được kết quả đó là cả một quá trình phục hồi để trả lại môi trường trong lành với sự nỗ lực của chính quyền, người dân và cả du khách khi đến với Quảng Ninh.

Căn cứ theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13259:2020, một số yêu cầu đối với chất lượng về bảo quản đồ ăn, thức uống trong hoạt động du lịch cộng đồng bao gồm:

- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Thức ăn phục vụ khách du lịch phải được che đậy để tránh bụi và côn trùng;

- Khu vực bảo quản, chế biến, ăn uống phải luôn được duy trì sạch sẽ và được cách ly khỏi khu vực nuôi động vật, khu vệ sinh; phải đảm bảo có đủ nước sạch và xà phòng/dung dịch vệ sinh để rửa tay cho nhân viên chế biến và cho khách du lịch.

VI. Vấn đề liên quan đến du lịch cộng đồng có nên liên hệ luật sư không? Liên hệ như thế nào?

Hoạt động du lịch cộng đồng đã có mặt tại Việt Nam khoảng 20 năm. Dù vậy, việc phát triển loại hình du lịch này vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề, chủ yếu xuất phát từ cộng đồng địa phương chưa nắm rõ về quy định pháp luật và phương thức tổ chức. Do đó, việc mọi người cần được tư vấn pháp lý về du lịch cộng đồng từ những người có chuyên môn cao như luật sư là vô cùng cần thiết.

Khi giải quyết các vấn đề về du lịch cộng đồng, Quý Khách hàng có thể lựa chọn liên hệ với Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (Hãng luật NPLaw). NPLaw là một công ty chuyên về luật uy tín, hiện có cung cấp dịch vụ tư vấn các vấn đề pháp lý về du lịch như giấy phép, các tiêu chuẩn đối với hoạt động du lịch, quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực du lịch,... Quý Khách hàng có mong muốn được tư vấn vui lòng liên hệ hotline 0913 449 968 hoặc truy cập trang web nplaw.vn để được đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm hướng dẫn về các thủ tục. Với nghiệp vụ chuyên môn cao, NPLaw hứa hẹn sẽ mang lại trải nghiệm dịch vụ pháp lý chất lượng và uy tín đến với Quý Khách hàng.

Trên đây là nội dung tư vấn của NPLaw về du lịch cộng đồng. Quý Khách hàng khi cần được tư vấn về việc thực hiện các thủ tục hoặc giải quyết công việc liên quan đến hoạt động du lịch này hãy lưu ý các nội dung trong bài viết này. Trong trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này hoặc có vấn đề pháp lý khác vui lòng liên hệ NPLaw để được tư vấn giải quyết. Trân trọng cảm ơn Quý Khách hàng.

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ - HÃNG LUẬT NPLAW

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Du lịch cộng đồng cần tuân thủ nguyên tắc nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13259:2020 về du lịch cộng đồng quy định một số nguyên tắc cơ bản để đảm bảo chất lượng dịch vụ đối với một số dịch vụ và sản phẩm du lịch cộng đồng như sau:

- Nguyên tắc đảm bảo chất lượng về chỗ cư trú;

- Nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm;

- Nguyên tắc cung cấp thông tin chính xác cho khách du lịch;

- Nguyên tắc hành xử giữa hướng dẫn viên, cộng đồng và khách du lịch;

- Nguyên tắc đảm bảo chất lượng và an toàn đối với dịch vụ vui chơi, giải trí;

- Nguyên tắc đối với cơ sở sản xuất, cung cấp sản phẩm và chất lượng dịch vụ, sản phẩm tại địa phương,...

Quy tắc ứng xử tại du lịch cộng đồng quy định những điều gì?

Quy tắc ứng xử trong du lịch cộng đồng được quy định tại Mục A.1 Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13259:2020, bao gồm một số yêu cầu nhất định đối với ứng xử giữa cộng đồng địa phương và du khách, tóm tắt như sau:

- Lịch sự, tôn trọng, thân thiện trong lời nói, cử chỉ, hành vi; không được có các hành động phân biệt đối xử, nài kéo, xúc phạm,... đối với khách du lịch;

- Có ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường;

- Giữ gìn bản sắc dân tộc, giá trị văn hóa cộng đồng;

- Giới thiệu thông tin đầy đủ, chính xác đến du khách;

- Đảm bảo an toàn, an ninh cho khách du lịch đến trải nghiệm, tham quan;

- Luôn tham gia các chương trình tập huấn về nâng cao kỹ năng giao tiếp và giao tiếp đa văn hóa,...

I. Thực trạng du lịch cộng đồng hiện nay

Du lịch cộng đồng đã du nhập vào nước ta khoảng 20 năm, tuy nhiên, vẫn chưa thật sự có nhiều phát triển đột phá. Mặc dù vậy, hiện nay, nhu cầu tìm đến những không gian văn hóa, gần gũi với địa phương của du khách ngày càng tăng cao. Du lịch cộng đồng ngày nay mở rộng trên cả nước, khu vực phát triển mạnh nhất là ở khu vực miền núi phía Bắc với Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Sơn La, Cao Bằng, Bắc Kạn, Điện Biên... Khu vực miền Trung - Tây Nguyên có Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Kon Tum. Khu vực miền Nam là các tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang,... Thực tế cho thấy, du lịch cộng đồng không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho người dân mà còn góp phần quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa và bảo vệ cảnh quan sinh thái, môi trường tự nhiên.

Hình thức du lịch cộng đồng hiện nay

Du lịch cộng đồng hiện nay được tổ chức với đa dạng hình thức tùy thuộc vào đặc điểm về địa lý, văn hóa của từng địa phương, có thể kể đến một số hình thức như: du lịch sinh thái, văn hóa, bản địa, nông nghiệp, làng,... Các hình thức này đã được thiết kế để phù hợp cho khách du lịch có những trải nghiệm gần gũi với cộng đồng bản địa cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng hướng dẫn du khách và quản lý, khai thác hoạt động du lịch này dễ dàng hơn.

Các biện pháp xử lý khi vi phạm du lịch cộng đồng

Các vi phạm trong lĩnh vực du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng được xử lý bằng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính. Các hành vi và mức phạt cụ thể được quy định bởi Nghị định số 45/2019/NĐ-CP và Nghị định số 129/2021/NĐ-CP. Một số hành vi vi phạm nổi bật có thể kể đến như:

- Hành vi phân biệt đối xử hoặc bắt ép, nài kéo khách du lịch sử dụng dịch vụ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;

- Hành vi không thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện tai nạn hoặc rủi ro, sự cố xảy ra với khách du lịch bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

- Hành vi vi phạm quy định về điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất, kỹ thuật, dịch vụ lưu trú du lịch sẽ bị phạt tiền tùy mức độ và hành vi, mức tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 20.000.000 đồng.

II. Tìm hiểu về du lịch cộng đồng

Theo quy định tại khoản 15 Điều 3 Luật Du lịch 2017, du lịch cộng đồng được định nghĩa là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi.

Như vậy, có thể hiểu, du lịch cộng đồng là loại hình du lịch gắn với văn hóa của một cộng đồng và do cộng đồng quản lý. Khách du lịch sẽ được tham gia vào hoạt động, trải nghiệm cùng cộng đồng địa phương, từ đó khám phá được nhiều nét đẹp về bản sắc, văn hóa và đóng góp tạo nên các giá trị kinh tế, xã hội và môi trường.