Xin cấp giấy phép lao động là thủ tục bắt buộc để người nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Giấy phép lao động là điều kiện cần và đủ, là giấy thông hành cho người nước ngoài tham gia vào quan hệ lao động, để lao động nước ngoài được ghi nhận cũng như được pháp luật Việt Nam bảo vệ quyền lợi trong quá trình làm việc. Nếu người nước ngoài làm việc không có giấy phép lao động là phạm pháp, là vi phạm pháp luật Việt Nam.
Xin cấp giấy phép lao động là thủ tục bắt buộc để người nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Giấy phép lao động là điều kiện cần và đủ, là giấy thông hành cho người nước ngoài tham gia vào quan hệ lao động, để lao động nước ngoài được ghi nhận cũng như được pháp luật Việt Nam bảo vệ quyền lợi trong quá trình làm việc. Nếu người nước ngoài làm việc không có giấy phép lao động là phạm pháp, là vi phạm pháp luật Việt Nam.
Sau khi có văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, người sử dụng lao động nước ngoài mang bộ hồ sơ đã kê khai thông tin và nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài theo quy định tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc nộp qua bộ phận 01 cửa hoặc cổng thông tin điện tử.
Căn cứ theo quy định Điều 12 Nghị định 152/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP, giấy phép lao động cho người nước ngoài được cấp lại khi thuộc các trường hợp như sau:
- Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất
- Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng.
- Thay đổi một trong các nội dung sau: họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc, đổi tên doanh nghiệp mà không thay đổi mã số doanh nghiệp ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn.
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của các loại hợp đồng dưới đây nhưng không quá 02 năm, cụ thể:
- Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết.
- Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.
- Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
- Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
- Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.
- Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.
- Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
- Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Giấy phép lao động thể hiện rõ thông tin về người lao động, người sử dụng lao động và công việc chi tiết của họ tại Việt Nam trong khoảng thời gian được phép nhất định. Hiện nay giấy phép lao động được chia thành các loại sau:
Một giấy phép lao động theo đúng mẫu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành sẽ bao gồm những thông tin cụ thể về người lao động như:
Điều kiện để được cấp giấy phép lao động
Để được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam, theo quy định tại Khoản 1 Điều 151 Bộ luật Lao động năm 2019, lao động nước ngoài phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Bên cạnh đó còn có điều kiện dành cho nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có đầy đủ các giấy tờ chứng minh theo quy định tại Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP áp dụng từ ngày 30/12/2020 như:
Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày dự kiến bắt đầu làm việc thì lao động nước ngoài phải nộp hồ sơ xin giấy phép lao động. Trường hợp người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động nước ngoài không xin phép thì sẽ bị xử phạt hành chính. Đối với lao động nước ngoài không có giấy phép lao động.
Theo Khoản 3 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định thì lao động nước ngoài làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật thì bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
Hình thức xử phạt bổ sung là trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi vi phạm quy định.
Đối với người sử dụng lao động, tùy vào mức độ vi phạm mà người sử dụng lao động sử dụng lao động nước ngoài không có giấy phép lao động theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 75 triệu đồng nếu là cá nhân hoặc từ 60 triệu đồng đến 150 triệu đồng nếu là tổ chức. Khoản 4 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau: Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực theo một trong các mức sau đây:
Như vậy mức phạt của người sử dụng lao động nước ngoài việc tùy theo là tổ chức hay cá nhân còn tùy thuộc vào số lượng người vi phạm trong tổ chức khác nhau mà có mức phạt khác nhau.
Trên đây là một số quy định mới trong việc cấp phép cho lao động nước ngoài, cũng như mức xử phạt khi người nước ngoài làm việc không phép tại Việt Nam. Đừng quên theo dõi và cập nhập thêm nhiều thông tin hữu ích khác trên trang web của chúng tôi. Khi cần, Hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết hơn: [email protected]
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động dự kiến làm việc sẽ xem xét và cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo Mẫu số 12/PLI. Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Quy định mới về cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam
Nghị định số 70/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Một số điểm mới trong việc cấp phép lao động như sau:
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam. Nếu sai phạm sẽ bị xử phạt theo quy định.
Giấy phép lao động là một trong những điều kiện đầu tiên phải có nếu người lao động nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 151 Bộ Luật Lao động 2019.
Không có giấy phép lao động, lao động nước ngoài sẽ bị xử phạt và trục xuất theo Khoản 2 Điều 153 Bộ Luật Lao động 2019: “ Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam” và xử lý theo Khoản 3 Điều 153 Bộ Luật Lao động 2019: “Người sử dụng lao động sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình mà không có giấy phép lao động thì bị xử lý theo quy định của pháp luật”.
Mức xử phạt cụ thể được quy định tại Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.