Khoản 4 Điều 2 Luật Du lịch 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017 quy định:
Khoản 4 Điều 2 Luật Du lịch 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017 quy định:
Người ta cũng chia ra 3 loại tài nguyên du lịch, đó là:
- Tài nguyên du lịch thiên nhiên bao gồm khí hậu, địa hình, phong cảnh..v.v, có thể nói chung là tất cả những gì thiên nhiên ban tặng con người.
- Tài nguyên du lịch nhân văn gồm có tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể. Đó là những di sản do con người tạo ra qua nhiều thế hệ và để lại cho các thế hệ mai sau.
+ Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể bao gồm các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, văn hoá, nghệ thuật..v.v.
+ Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể bao gồm các truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc, các phong tục tập quán, các loại hình nghệ thuật truyền thống..v.v.
- Tài nguyên du lịch xã hội bao gồm các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội do con người đương đại tổ chức cũng tạo ra sức hấp dẫn để thu hút khách du lịch.
Ví dụ như: các sự kiện thể thao thế giới, các cuộc thi hoa hậu thế giới và khu vực, các hội nghị chính trị - kinh tế như: Hội nghị APEC, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN....v.v.
Các nhà khoa học cũng chia ra làm:
+ Tài nguyên du lịch hiện thực (tức là có khả nămg khai thác)
+ Tài nguyên du lịch tiềm năng còn chưa khai phá
Chỉ có tài nguyên du lịch hiện thực mới có giá trị du lịch và mới có thể phát triển ngành du lịch.
Trên cơ sở của việc phân loại các tài nguyên du lịch, các nhà kinh doanh du lịch đã xây dựng các khu du lịch, các điểm du lịch.
- Khu du lịch: Khu du lịch là đơn vị cơ bản của công tác qui hoạch và quản lí du lịch, là không gian có môi trường đẹp, cảnh vật tương đối tập trung, là tổng thể về địa lí lấy chức năng du lịch làm chính.
Để trở thành khu du lịch phải thoả mãn được hai điều kiện
+ Thứ nhất, tài nguyên du lịch trong khu du lịch có qui mô nhất định và tương đối tập trung.
+ Thứ hai, có cơ sở đáp ứng nhu cầu du lịch như: ăn, ở, đi lại tham quan, vui chơi giải trí, mua sắm của khách du lịch...
- Điểm du lịch bao gồm: Cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn và các loại động thực vật; là kết quả sáng tạo do con người xây dựng nên, đó là bảo tàng, di tích cổ đại, di tích lịch sử, văn hóa nghệ thuật, du lịch nước, du lịch săn bắn, du lịch leo núi (mạo hiểm) và những nơi nghỉ mát.
Chính phủ sẽ xác định các điểm du lịch và sự hấp dẫn về mặt du lịch tại các điểm đó.
Xây dựng một điểm du lịch và sự hấp dẫn du lịch còn phải chú ý những điểm sau
+ Có khả năng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa tại địa phương
+ Đảm bảo gìn giữ được các giá trị văn hóa, tín ngưỡng và phong tục tập quán đang tồn tại tại địa phương
+ Giữ gìn được môi trường sinh thái
+ Đảm bảo sự phát triển du lịch lâu dài
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Tổng quan về du lịch và phát triển du lịch bền vững, 2007, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà nội)
Việc đánh giá và phân loại tài nguyên du lịch được quy định tại Điều 5 Nghị định 168/2017/NĐ-CP như sau:
- Căn cứ kết quả điều tra, tài nguyên du lịch được đánh giá về giá trị, sức chứa, mức độ hấp dẫn, phạm vi ảnh hưởng và khả năng khai thác phục vụ phát triển du lịch.
- Căn cứ kết quả đánh giá, tài nguyên du lịch được phân loại thành tài nguyên du lịch cấp quốc gia và tài nguyên du lịch cấp tỉnh.
Theo Điều 7 Nghị định 168/2017/NĐ-CP thì kinh phí điều tra, đánh giá và phân loại tài nguyên du lịch như sau:
- Kinh phí điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và nguồn huy động hợp pháp khác.
- Việc quản lý, sử dụng kinh phí điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch tại Điều 17 Luật Du lịch 2017 như sau:
- Nhà nước có chính sách quản lý, bảo vệ, tôn tạo, khai thác hợp lý, phát huy giá trị tài nguyên du lịch trong phạm vi cả nước để phát triển du lịch bền vững.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý, bảo vệ, tôn tạo, khai thác hợp lý và phát huy giá trị tài nguyên du lịch.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý tài nguyên du lịch có trách nhiệm bảo vệ, đầu tư, tôn tạo tài nguyên du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tham quan, thụ hưởng giá trị của tài nguyên du lịch;
Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có thẩm quyền trong việc bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch cho các mục tiêu kinh tế khác.
- Khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch.
Tài nguyên du lịch (tiếng Anh: Tourism resources) là nhân tố thiên nhiên, nhân văn và xã hội có thể thu hút được khách du lịch.
Tài nguyên du lịch trong tiếng Anh được gọi là Tourism resources.
Tài nguyên du lịch là khách thể của du lịch và là cơ sở phát triển của ngành du lịch.
Các nhà nghiên cứu về du lịch đưa ra khái niệm sau: Mọi nhân tố có thể kích thích động cơ du lịch của khách du lịch được ngành du lịch tận dụng để sinh ra lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội đều được gọi là tài nguyên du lịch.
Nói một cách khác, đã là nhân tố thiên nhiên, nhân văn và xã hội có thể thu hút được khách du lịch thì gọi chung là tài nguyên du lịch. Đây là một khái niệm rất rộng và rất bao quát, rất thiết thực.
Theo Điều 3 và Điều 4 Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định về điều tra tài nguyên du lịch như sau:
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định điều tra tổng thể tài nguyên du lịch. Căn cứ nhu cầu thực tiễn hoặc theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định điều tra bổ sung để cập nhật thông tin về tài nguyên du lịch.
- Thời gian thực hiện điều tra do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
- Nội dung cơ bản trong điều tra tài nguyên du lịch như sau:
+ Thông tin chung về tài nguyên du lịch: Tên gọi, vị trí, phạm vi, diện tích đất, (đất có) mặt nước đang sử dụng, chủ thể quản lý, sử dụng.
+ Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch.
+ Đặc điểm, tính chất của tài nguyên du lịch.
+ Giá trị của tài nguyên du lịch.