Nếu như bạn chưa nắm rõ được thời gian làm bài thi IELTS cho các kỹ năng thì cũng đừng lo lắng quá nhé. Trong bài viết này, IZONE sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thời gian làm bài của các kỹ năng trong IELTS cũng như gợi ý một số cách để các bạn có thể hoàn thành phần thi của mình trong thời gian cho phép.
Nếu như bạn chưa nắm rõ được thời gian làm bài thi IELTS cho các kỹ năng thì cũng đừng lo lắng quá nhé. Trong bài viết này, IZONE sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thời gian làm bài của các kỹ năng trong IELTS cũng như gợi ý một số cách để các bạn có thể hoàn thành phần thi của mình trong thời gian cho phép.
Khi nhận được đề thi, đừng vội “cắm đầu” vào làm. Với Reading, hãy dành khoảng 1 – 2 phút để nhìn qua nội dung bài đọc và câu hỏi, từ đó phân chia chi tiết thời gian từng bài. Đặc biệt với phần thi Writing, việc phân bổ thời gian càng quan trọng hơn. Bạn có thể dành 20 phút cho task 1 và 40 phút cho task 2. Vạch sẵn thời gian ra giấy nháp sẽ giúp bạn kiểm soát thời gian tốt hơn.
Ví dụ, thời gian làm bài thi Writing là từ 14h đến 15h. Bạn có thể phân chia rõ ràng như sau:
Trong bài thi IELTS, thời gian chính là “kẻ thù” của bạn. Bạn chỉ có một khoảng thời gian cố định để hoàn thành bài thi của mình. Nếu như bạn không thể hoàn thành bài trong khoảng thời gian đó, thì xin chia buồn: Bạn đã quay vào ô “mất ~ 5 triệu” mà không đạt được mục tiêu đề ra.
Chính vì vậy, điều đơn giản nhất mà cũng quan trọng nhất đó là nắm rõ được bạn có bao nhiêu thời gian để làm bài. Điều này sẽ giúp các bạn có thể lên “chiến lược” đối phó với các phần thi một cách tốt hơn, đảm bảo có thể hoàn thành được mục tiêu đề ra.
Khi luyện tập, IZONE gợi ý các bạn hãy sử dụng đồng hồ đếm thời gian. Điều này sẽ giúp bạn có được “ý thức về việc sử dụng thời gian”. Bạn sẽ không bị quá xa đà vào những câu khó, khiến mất nhiều thời gian, mà thay vào đó, bạn sẽ cố gắng làm sao để có càng nhiều câu trả lời chính xác càng tốt.
Đó là còn chưa kể, một bài viết được hoàn thành trong 40 phút sẽ khác hoàn toàn với một bài viết được hoàn thành trong 60 phút. Việc luyện tập khi có đồng hồ đếm thời gian, sẽ giúp bạn biết được thực lực hiện tại của mình đang ở đâu? Và cần làm gì để có thể cải thiện nó.
Khi có sự “ràng buộc” về mặt thời gian, bạn sẽ có áp lực hơn và hoàn thành bài thi với thời lượng đã đặt ra.
Đừng quên kiểm tra lại toàn bộ đáp án bài làm sau khi đã làm xong. Bước này tưởng như vô dụng nhưng thực tế nó sẽ giúp bạn rất nhiều đấy. Ở mỗi phần thi Listening, Reading hay Writing, 3 phút xem lại bài sẽ khiến bạn chắc chắn hơn và kịp thời sửa lại những lỗi nhỏ. Ví dụ khi bạn viết vội mà chẳng may sai chính tả, 3 phút đó sẽ cứu bạn “một màn thua trông thấy”.
+ Tận dụng từng giây từng phút:
Hãy tận dụng hết khả năng để hoàn thiện bài làm của mình. Đừng lơ là một giây phút nào trong khoảng thời gian đó. Ví dụ, 1 phút đọc đề trước khi bài thi Listening bắt đầu là phút giây “vàng” để hình dung ra nội dung bài và nắm bắt keywords. Sau đó, việc nghe và điền đáp án sẽ dễ dàng hơn nhiều. Hoặc 10 phút trước khi kết thúc bài thi là khoảng thời gian để “lướt” lại toàn bộ bài làm. Tìm lỗi sai, đoán từ cần điền ở những câu chưa làm được, sửa chính tả….
+ Lên “chiến lược” ôn thi hiệu quả:
Chỉ chuẩn bị thời gian thôi là chưa đủ, người học phải có sự luyện tập từ trước. Hãy lên một kế hoạch cụ thể với từng kĩ năng để đảm bảo việc ôn luyện hiệu quả nhất. Khi làm bài thi thử hay đề luyện tập, đừng quên set thời gian như đi thi thật. Việc đó sẽ khiến trí não bạn làm quen với áp lực thời gian. Dần dần, bạn sẽ quen với việc triển khai suy nghĩ và làm bài trong khoảng thời gian cho sẵn đó.
+ Nắm rõ được cách xử lí các loại câu hỏi:
Sau khi đã nắm rõ thời gian, việc chuẩn bị kiến thức, kĩ năng làm bài cũng quan trọng không kém. Trong thời gian ôn luyện, bạn hãy “trang bị” các bộ câu hỏi, dạng bài có thể sẽ ra ở từng kĩ năng. Những dạng bài phổ biến, chủ đề quen thuộc, đặc điểm từng dạng, cách xử lí, lưu ý khi làm bài. Đây đều là những kĩ năng cần thiết cho kì thi IELTS.
+ Giữ tâm lí ổn định, thoải mái:
Hành trang kiến thức và kĩ năng đã đủ. Bạn đừng quên chuẩn bị một “tâm hồn đẹp” để bước vào kì thi. Tâm lí thoải mải, vững vàng sẽ giúp bạn không bị “hoảng” khi gặp đề khó. Hãy chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, vật dụng cần thiết như: giấy tờ tuỳ thân, bút, đồng hồ…và giữ gìn sức khoẻ, tâm lí tốt nhất trước khi vào phòng thi nhé!
Qua bài viết, Pasal đã đem đến cho bạn đọc những thông tin cần thiết về thời gian làm bài thi IELTS. Đồng thời cũng liệt kê những tips cần thiết để vững vàng vượt qua kì thi. Hi vọng những thí sinh sắp bước vào kì thi sẽ đạt được kết quả như mong muốn. Bạn đọc có thể ghé thăm website http://ielts.pasal.edu.vn/ nếu muốn khám phá thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé!
TOPIK là viết tắt của 한국어능력시험 (Test of Proficiency in Korean) có nghĩa là kỳ thi năng lực tiếng Hàn, do Viện giáo dục quốc tế Quốc gia Hàn Quốc tổ chức hàng năm, đối tượng là những người mà tiếng Hàn Quốc không phải là tiếng mẹ đẻ.
Chứng chỉ TOPIK là một chứng chỉ vô cùng quan trọng đối với những học viên học tiếng Hàn, có nguyện vọng sinh sống và học tập tại Hàn Quốc, hoặc mong muốn tìm được công việc yêu thích… chứng chỉ TOPIK giống như một tấm vé giúp các bạn có thêm nhiều cơ hội cũng như dễ dàng thực hiện ước muốn của mình.
Bắt đầu từ tháng 7/2014 (tức là kỳ thi lần thứ 35), TOPIK được chia ra làm 2 cấp độ:
TOPIK I là cấp 1 và 2 (thang điểm 200) gồm 70 câu, tổng thời gian làm bài là 100 phút.
Đọc: 40 câu (trắc nghiệm) - 60 phút
Nghe: 30 câu (trắc nghiệm) - 40 phút
TOPIK II là từ cấp 3 đến cấp 6 (thang điểm 300) gồm 104 câu hỏi, tổng thời gian làm bài là 180 phút.
Đọc: 50 câu (trắc nghiệm) - 70 phút
Nghe: 50 câu (trắc nghiệm) - 60 phút
Viết: 4 câu (tự luận) - 50 phút
Chỉ TOPIK II mới có phần thi Viết gồm 4 câu: 2 câu đầu yêu cầu điền cụm từ hoặc câu sao cho phù hợp với nghĩa của mạch văn, 2 câu còn lại là viết bài luận ngắn, thể hiện quan điểm cá nhân, yêu cầu thể hiện tính logic và năng lực ngữ pháp của bản thân.
Với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ ở trên, hy vọng bạn sẽ rút ra cho mình những kinh nghiệm và thông tin bổ ích để đạt được kết quả tốt nhất trong các kỳ thi TOPIK.
Bài viết thời gian làm bài thi TOPIK được tổng hợp bởi giáo viên trung tâm tiếng Hàn SGV.
Hoàng Anh cho biết bước vào phòng làm bài thi môn tiếng Anh với tâm thế thoải mái, tự tin. Đề thi tiếng Anh vừa sức và nữ sinh tự tin đạt trên 7 điểm. Khi làm bài xong và dò lại nhiều lần, Hoàng Anh vẫn còn dư khoảng 15 phút. Thấy vậy, nữ sinh đã dùng bút chì vẽ lên tờ giấy nháp hình ảnh một thiếu nữ theo phong cách hoạt hình.
Hình ảnh vẽ trên giấy nháp của Hoàng Anh
“Mình ngồi vẽ để giết thời gian, vì đã dò bài lại nhiều lần. Bức tranh chỉ là cảm hứng nhất thời của mình trong giờ thi. Cảm giác lúc ấy lạ lắm, một sự nhẹ nhõm khi gỡ bỏ được hết áp lực thi cử, nhưng cũng có chút man mác buồn vì thời học sinh của mình đã khép lại”, Hoàng Anh chia sẻ.
Đây là một trong những bức tranh mà Hoàng Anh tâm đắc
Một trong những bức tranh mà Hoàng Anh tâm đắc là vẽ hai nhân vật chibi đang tựa đầu vào nhau trong bối cảnh một khu rừng nhiều nắng, hoa và bướm. Bức tranh này được vẽ trên khổ giấy A4 bằng màu gouache. Hoàng Anh phải mất khoảng 1 tuần để hoàn thiện từ khâu lên ý tưởng đến khi vẽ màu. Theo nữ sinh, bức tranh thể hiện tình yêu thiên nhiên, thông điệp về tình bạn.
Hoàng Anh rất yêu thích vẽ, nên từ khi 5 tuổi đã được mẹ cho đi học để trau dồi thêm khả năng sáng tạo. Trước khi dự thi tốt nghiệp THPT, nữ sinh đã thi năng khiếu tại Trường ĐH Văn Lang, để xét vào ngành thiết kế đồ họa. Hoàng Anh đã có thông báo trúng tuyển kèm với điều kiện tốt nghiệp THPT.
Hoàng Anh yêu thích phong cách hoạt hình
Phong cách vẽ yêu thích của Hoàng Anh là semi - real (tả thực kết hợp với hoạt hình) và chibi (vẽ người giống với nhân vật hoạt hình). Một bức tranh hoàn chỉnh đầy đủ phong cảnh, nhân vật chibi, Hoàng Anh thường mất khoảng 2 đến 3 ngày để hoàn thành.
Hoàng Anh có niềm yêu thích với bộ môn vẽ từ nhỏ
Ngoài vẽ tranh, Hoàng Anh còn tìm hiểu và làm tranh mô hình 2D, 3D từ năm 2020. Quá trình làm tranh mô hình 2D, 3D của Hoàng Anh gồm các bước như lên ý tưởng trên giấy, cắt, tách ra thành từng phần, sau đó lắp ráp lại và vẽ màu.
Một bức tranh mô hình 3D do Hoàng Anh thực hiện
Với tranh 3D thì Hoàng Anh làm thêm các phần bằng đất sét. Còn tranh 2D thì dựng bằng bìa cứng fomex dán ở mặt sau. Nữ sinh thường mất khoảng 1 tuần để hoàn thành một bức tranh mô hình 2D, 3D, tuy nhiên nếu có nhiều chi tiết phức tạp, thì thời gian bỏ ra sẽ nhiều hơn nữa.
“Mình có đăng sản phẩm tranh mô hình lên các hội nhóm thì được một số người hỏi mua. Một bức tranh mô hình có giá từ 250.000 đồng. Mình được rất nhiều các bạn và anh chị sinh viên ủng hộ. Việc này giúp mình có thêm tiền tiêu vặt”, Hoàng Anh chia sẻ.
Thỉnh thoảng Hoàng Anh còn nhận vẽ trên áo, giày bằng màu acrylics. Hoàng Anh thường lấy ý tưởng từ những họa tiết có trong kiến trúc thời xưa như là mây, các chòm sao… để vẽ lên giày và trang phục.
Hoàng Anh dùng màu acrylics vẽ họa tiết lên giày
Trong suốt 12 năm học, Hoàng Anh đều là học sinh giỏi. Nữ sinh mong muốn “săn” học bổng để đi du học trong quá trình học đại học sắp tới. Hoàng Anh mong muốn trong tương lai sẽ được làm việc ở mảng minh họa sách, thiết kế bao bì sản phẩm và xuất bản cuốn sách của riêng mình.
Đề thi tổ hợp KHXH ‘dễ thở’: Điểm chuẩn các ngành khối C, D biến động ra sao