Chất liệu: Vải dù tráng nhựa siêu bền
Chất liệu: Vải dù tráng nhựa siêu bền
Theo dõi các sản phẩm BHLĐ Việt An Phát trên Google+ và các sản phẩm bảo hộ lao động Việt An Phát khác
quần áo vải Jeans, quần áo bảo hộ vải Jeans, áo quần vải jeans, bộ quần áo jeans, áo bảo hộ vải Jeans
GS Lâm Ngọc Thiềm vốn là sinh viên khoá 4 của khoa Hoá, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Sau khi vào trường khoảng một tuần, ông được cử sang Liên Xô đào tạo ở trường Đại học Tổng hợp Kharcov (Ukraina), rồi sau khi tốt nghiệp được ở lại làm nghiên cứu sinh. Năm 1969, ông về nước, công tác tại Ủy ban Khoa học và kỹ thuật nhà nước. Một năm sau đó, ông chuyển về khoa Hóa, trường ĐH Tổng hợp và được phân công giảng môn cấu tạo chất.
Đầu những năm 70, do nhu cầu bổ sung nhân lực cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hơn 10.000 sinh viên, giảng viên các trường đại học ở Hà Nội xếp bút nghiên lên đường đi chiến đấu. Trong đoàn quân ấy có thầy trò trường Đại học Tổng hợp, có PTS Lâm Ngọc Thiềm đang ở tuổi 32. Nói về chuyện nhập ngũ ngày ấy, ông thổ lộ rằng trong việc này có một phần ảnh hưởng của GS Lavusin từ thời học ở Kharcov.Ông nhớ mãi lời thầy Lavusin trong một lần tâm sự: Tôi trở thành nhà giáo khi tôi đã cởi bỏ bộ quân phục của Hồng quân Liên Xô, trở về với giảng đường. Trong thời điểm khó khăn nhất của đất nước, tiếng gọi của tổ quốc lúc lâm nguy là tiếng gọi cao cả trên hết. Và năm 1972, như ông kể lại: Nghe lời thầy trò chuyện cũng như dặn dò, trao đổi, tôi hiểu được ý của thầy rằng dù làm bất kỳ nghề gì: nghề giáo, cán bộ quản lý, công chức, văn phòng hay trong nhà máy, thì mọi người đều có nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. Vì vậy tôi đã lên đường nhập ngũ.
Đúng 9 giờ ngày 29-5-1972, sau thủ tục giao quân, những người lính mới của trường ĐH Tổng hợp hành quân từ nơi sơ tán ở Cự Đà, Hà Tây vào Thanh Hóa. Sau hai ngày hai đêm đi bộ, đoàn quân tới địa điểm tập kết của Sư đoàn 338B. Các tân binh đều được phát quân trang gồm hai bộ quần áo, giày, dép, mũ, chăn, màn và ba lô. Lần đầu tiên mặc lên người bộ quân phục, binh nhì Lâm Ngọc Thiềm khấp khởi thực sự: Ở tuổi 32 – độ tuổi sống thiên về lý tưởng, hòa chung khí thế hừng hực của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tôi khoác trên người bộ quần áo lính mà cảm thấy tự hào.Bộ quân phục này về sau đã trở thành kỷ vật của ông về chặng đường 5 năm quân ngũ với bao thử thách trong cuộc sống chiến đấu đầy gian nguy.
Bộ quần áo lính của GS.TS Lâm Ngọc Thiềm
Các tân binh của Sư đoàn 338B được phiên chế thành nhiều tiểu đội để luyện tập. Chưa quen với đường dài, nắng mưa, thời tiết khắc nghiệt xứ Thanh, nhưng binh nhì Lâm Ngọc Thiềm cùng các đồng đội phải luyện tập cả ngày và đêm. Ban ngày tập các kỹ thuật, chiến thuật bộ binh như lăn, lê, bò, toài, đánh công đồn, đánh giáp lá cà, đánh vu hồi…; đêm thì đeo sọt tre đựng gạch nặng 35kg trên lưng và đi bộ, băng rừng để rèn luyện sức chịu đựng dẻo dai cho những cuộc hành quân vượt Trường Sơn sắp tới. Sau hơn hai tháng, đôi giày đã mòn đế, hai vai áo đeo sọt nặng nhiều nên đã bị sờn. Với một giảng viên, việc luyện tập như thế nhọc nhằn quá: Hơn 10 năm không kinh qua gian khổ, nên với tôi những ngày tập luyện trong quân ngũ quả là thử thách lớn. Nhiều đêm tập hành quân cảm thấy vô cùng mệt mỏi, đôi chân phồng rộp do đi lại nhiều, các kẽ chân bị nước ăn ngứa ngáy, nhưng vẫn cắn răng chịu đựng. Đời sống trong quân ngũ cũng khác xa cuộc sống trên giảng đường.
Kết thúc đợt luyện tập, tất cả tân binh được phân về các đơn vị, người vượt Trường Sơn vào chiến trường miền Nam, người tham gia Quân chủng Hải quân sẵn sàng đọ súng với tàu chiến Mỹ. Binh nhì Lâm Ngọc Thiềm về Sư đoàn 363, Quân chủng Phòng không – không quân. Sư đoàn đóng tại thành phố cảng Hải Phòng, làm nhiệm vụ bảo vệ vùng trời phía đông Thủ đô Hà Nội. Đến nay GS Thiềm vẫn không thể quên: Đoàn quân di chuyển về Hải Phòng bằng xe tải. Con đường từ Chí Linh về Hải Phòng bị máy bay Mỹ ném bom tan tành, xác người trúng bom bắn lên cây tre vẫn còn rỉ máu. Tới Hải Phòng, ông được phiên chế vào Đại đội 512, Trung đoàn 252 pháo cao xạ phòng không 57mm, đảm nhận vị trí pháo thủ số 3.
GS Thiềm cho biết, từ tháng 8 đến tháng 11-1972, đơn vị tham gia đánh trả 14 đợt không quân Mỹ bắn phá các mục tiêu xung yếu của ta tại thành phố Hải Phòng. Ông cũng vẫn nhớ, ta lập trận địa giả để thu hút hỏa lực của địch. Những cây tre, cây chuối được dùng để tạo thành hình các khẩu pháo,bôi nhọ nồi lên cho có màu đen. Mỗi trận địa giả đều cần một chiến sĩ cảm tử để giật cho quả pháo nổ, khiến máy bay Mỹ tưởng đó là trận địa thực, chúng sẽ bổ nhào xuống thả bom và đúng lúc ấy hỏa lực từ trận địa thật bắn lên tiêu diệt. Một lần, binh nhì Lâm Ngọc Thiềm được phân công làm nhiệm vụ nguy hiểm đó. Lần ấy, ông Thiềm đã may mắn thoát chết, pháo phòng không từ trận địa thật đã bắn rơi được một máy bay trước khi chúng kịp ném bom vào trận địa giả. Nói về trạng thái tinh thần của người trong cuộc, ông thổ lộ: Nếu hỏi nhận nhiệm vụ đó có sợ không thì tôi dám chắc ai cũng sợ, nói không sợ là nói không đúng bản năng của con người. Nhất là lúc ở trên mâm pháo, cái sợ ấy nếu càng để lâu càng sợ, nhưng mà khi máy bay nó ập đến, không có thời gian để nghĩ thì không sợ. Nó rất nhanh, ầm ầm, còn đâu thời giờ mà sợ! Còn nếu chờ đợi phấp phỏng thì càng sợ. Bản thân con người ai cũng ham sống, sợ chết. Nhưng trong hoàn cảnh đó thì sẵn sàng, nếu hi sinh thì cũng sẵn sàng.
Một buổi sáng tháng 9 năm 1972, đơn vị được lệnh chuẩn bị đón đoàn khách đến thăm. Trong khi các đồng đội diện bộ quần áo mới nhất, còn ông chọn bộ đồ được phát hồi đầu mới nhập ngũ. Tất cả tập trung ở trước cổng Nhà máy Xi măng Hải Phòng để đón khách. Không biết có sự sắp đặt của cấp trên hay không, chiến sĩ Thiềm được xếp đứng ở vị trí đầu của hàng trên cùng. Vị khách đặc biệt hôm đó là Bí thư thứ nhất Lê Duẩn đến thăm trận địa pháo của Đại đội 512. Tại cuộc gặp này, ông Lê Duẩn vỗ vai binh nhì Lâm Ngọc Thiềm và hỏi, đại ý: Thầy giáo mà trở thành chiến sĩ thì cảm thấy thế nào? Vì không được chuẩn bị trước nên chiến sĩ Thiềm lúng túng, liền đọc 4 câu thơ của mình mới sáng tác và đã được đưa lên báo tường của Tiểu đoàn:
Bảng đen tôi viết những phương trình
Hôm nay chững chạc màu quân phục
Quen dần nếp sống một chiến binh.
Cuộc đón tiếp diễn ra trong khoảng nửa giờ. Có lẽ, đó là chuyến thăm của Bí thư thứ nhất Lê Duẩn để động viên tinh thần bộ đội, chuẩn bị cho một trận chiến khốc liệt sắp diễn ra: trận Điện Biên Phủ trên không.
Tháng 10-1972, chiến sĩ Lâm Ngọc Thiềm nhận lệnh chuyển công tác về Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 238, Đoàn Hạ Long. Ở đơn vị mới, công việc của ông là nạp nhiên liệu cho tên lửa.
Trong 12 ngày đêm khói lửa được mệnh danh là trận Điện Biên Phủ trên không (từ 17-12 đến 29-12-1972), không quân Mỹ huy động 663 lượt máy bay B52, 3.920 lượt máy bay chiến thuật tấn công Hà Nội và các tỉnh miền Bắc nước ta. Tên lửa đất đối không có vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc chiến chống trả máy bay Mỹ. Chiến sĩ Thiềm làm nhiệm vụ tham gia nạp nhiên liệu lỏng vào hai tầng của mỗi quả tên lửa. Theo ông giải thích, để tên lửa hoạt động được thì cần có nhiều bộ phận phụ trách những công việc khác nhau: nạp nhiên liệu, lái xe, cẩu tên lửa lên bệ phóng, bộ phận dò rada, người chỉ huy…Tiểu đoàn 5 có 72 người nạp nhiên liệu cho tên lửa và được chia đều thành 6 nhóm. Phải nạp kịp để đáp ứng yêu cầu mỗi đợt bắn 6 quả đi 6 hướng. Như vậy, trong 6 nhóm đó, mỗi nhóm nạp nhiên liệu cho một quả tên lửa. Như GS Thiềm kể lại, ở nhóm của mình, ông đảm nhiệm việc nạp nhiên liệu G, tức là chất khử; các thành viên khác cũng mỗi người một việc: người nạp nhiên liệu O (oxy), người nạp nhiên liệu C (chất cháy)… Nếu theo đúng lý thuyết, phải nạp bằng máy móc, thiết bị trong nhà máy. Bởi nguyên liệu của tên lửa có thể gây bỏng, vô sinh, thậm chí là ung thư. Binh nhì Lâm Ngọc Thiềm thông thạo tiếng Nga, nên được giao thêm nhiệm vụ giữ bộ tài liệu hướng dẫn nạp nhiên liệu, có cả bản gốc tiếng Nga và bản dịch tiếng Việt. Dựa vào bộ tài liệu hướng dẫn này, cùng với kiến thức hóa học được trang bị trong mấy năm học tại Liên Xô, Lâm Ngọc Thiềm vận dụng thành thạo vào việc nạp nhiên liệu cho tên lửa. Đến nay ông vẫn rất nhớ: Việc nạp nhiên liệu cho tên lửa diễn ra ngay tại trận địa. Trong điều kiện chiến tranh, để đảm bảo bí mật thì mọi hoạt động đều diễn ra trong đêm tối, kể cả việc nạp nhiên liệu cho tên lửa cũng phải thực hiện trong điều kiện như vậy. Địa điểm nạp được ngụy trang bằng cách dựng giàn bằng tre và phủ lá cây lên trên, mà như GS Thiềm cho biết: Chúng tôi cũng chỉ dám phủ một lớp lá cây mỏng, bởi lẽ còn phải để thông thoáng cho khí độc của nhiên liệu bay lên, phân tán ra.
Mặc dù không có trang bị để bảo đảm an toàn như ở phòng thí nghiệm, các chiến sĩ trong khi nạp nhiên liệu đã khắc phục bằng cách sáng tạo sử dụng áo lính trùm lên đầu, đeo khẩu trang thấm nước, cộng thêm khăn mặt ướt bịt miệng, và lợi dụng hướng gió nhằm hạn chế hít phải khí độc. Tuy vậy, vẫn có vài người do sơ suất nên bị bỏng nhiên liệu. GS Thiềm cũng vẫn không quên những ngày chiến đấu ác liệt đó, nhiều hôm phải ăn vội bát cơm, gần như cả tiểu đội phải thức trắng đêm hoặc thay phiên nhau chợp mắt.
Đêm 27-1-1973, nghe tin Hiệp định Paris được ký kết, ai cũng mừng vui: Tôi cùng đồng đội thức suốt đêm cùng nhau nghe tin tức qua chiếc đài của anh Soạn người Bắc Giang, nghe ca sĩ Doãn Tần hát bài “Đường chúng ta đi” mà lòng vui mừng khôn xiết. Sau đó, ông Lâm Ngọc Thiềm chuyển công tác sang Đại học Kỹ thuật quân sự, đến năm 1977 ông xin trở về trường Đại học Tổng hợp. Bốn năm đứng trên giảng đường Đại học Kỹ thuật quân sự, ông nhiều lần mặc lại bộ quân phục được phát trong ngày đầu nhập ngũ ở Sư đoàn 338B. Ông tâm sự: Tổng cộng 5 năm ở trong quân đội, tôi được phát 10 bộ quần áo lính, nhưng với tôi bộ quân phục được phát trong ngày đầu nhập ngũ trở nên ý nghĩa, nên tôi thường mặc nó. Sau khi xuất ngũ năm 1977, ông tặng những bộ quân phục của mình cho bạn bè và người thân, chỉ giữ lại làm kỷ niệm một bộ được phát đầu tiên khi mới nhập ngũ. Bộ quân phục may bằng vải kaki, áo đã sờn vai, nhưng cả quần và áo đều không bạc màu nhiều.
Chiến tranh qua đi, chiến sĩ Lâm Ngọc Thiềm trở lại bục giảng. Vào một buổi sáng tháng 5-2004, nhân chuyến công tác lên Tây Bắc, ông đến thăm mảnh đất lịch sử Điện Biên Phủ. Với tư cách là chiến sĩ tham gia trận Điện Biên Phủ trên không, ông khoác lên mình bộ quân phục được phát từ những ngày đầu nhập ngũ, và ông kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ những liệt sĩ đã hi sinh tại đồi A1. Kể lại chuyện này khi trao tặng bộ quần áo cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam, GS Lâm Ngọc Thiềm xúc động chia sẻ: Mặc lại chiếc áo lính năm xưa đến gặp những chiến sĩ đã mất, điều đó trở thành ký ức không thể nào quên trong cuộc đời một cựu chiến binh – một nhà giáo của tôi. Và đó cũng là lần cuối cùng tôi khoác lên người bộ quần áo này. Như muốn nhấn mạnh lần nữa về giá trị tinh thần của bộ quần áo lính đầu tiên đối với mình, ông nói thêm: Đây là bộ quần áo cuối cùng của đời lính mà tôi còn giữ.
https://nhandan.com.vn/baothoinay-chinhtri/xep-but-nghien-ra-tran-628217/