Những ngày cuối năm, trên MXH xuất hiện nhiều đoạn clip du học sinh, người đi làm xa trở về quê hương thăm gia đình. Đặc biệt, họ không thông báo với bố mẹ để ra sân bay đón như mọi khi mà quyết định giả làm người lạ đến nhà để tạo bất ngờ cho gia đình. Mặc dù đều cùng một hình thức thể hiện, song, từng đoạn clip lại mang đến sự xúc động riêng bởi cảm xúc, tình cảm và sự vỡ òa của phụ huynh đều khác nhau.
Những ngày cuối năm, trên MXH xuất hiện nhiều đoạn clip du học sinh, người đi làm xa trở về quê hương thăm gia đình. Đặc biệt, họ không thông báo với bố mẹ để ra sân bay đón như mọi khi mà quyết định giả làm người lạ đến nhà để tạo bất ngờ cho gia đình. Mặc dù đều cùng một hình thức thể hiện, song, từng đoạn clip lại mang đến sự xúc động riêng bởi cảm xúc, tình cảm và sự vỡ òa của phụ huynh đều khác nhau.
Nhiều người đã không cầm được nước mắt khi chứng kiến khoảnh khắc đoàn tụ của Đặng Dương (SN 1997) và gia đình. Anh chàng từ Nhật trở về, đeo kính và khẩu trang kín mít để giả làm người chuyển đồ. Sau khi nhận đồ, thấy bố tỏ rõ vẻ lo lắng, sốt ruột khi không gọi điện được cho con trai để thông báo về món đồ, Đặng Dương mới quyết định “xuất đầu lộ diện”.
Không tin con trai đang đứng trước mặt, mẹ anh chàng đánh yêu một cái còn bố chỉ biết bảo “Ôi trời ơi” rồi ôm con òa khóc nức nở. Đặng Dương cho hay bố mẹ rất vất vả, ngày trước thì làm ruộng, sau này làm bánh đa, mì gạo để bán. Thời điểm anh sang Nhật Bản đi học, bố rất lo nhưng không thể hiện ra bên ngoài. Phải đến khi mẹ kể lại, Đặng Dương mới biết thời gian đầu anh xa nhà, bố ngày nào cũng khóc.
Bố òa khóc ôm chầm lấy con trai
Biết ơn những sự hi sinh của bố mẹ nên lần trở về này, Dương cũng mong muốn tạo một bất ngờ cho họ. Và cái kết là khoảnh khắc 2 bố con - 2 người đàn ông mạnh mẽ nhưng cùng òa khóc như những đứa trẻ.
Có thể nói, trend bất ngờ về thăm nhà đang trở nên thịnh hành và được yêu thích nhất MXH TikTok. Bởi lẽ sự gần gũi, bất ngờ và cả những cảm xúc hạnh phúc khi đoàn tụ bên gia đình vào những ngày cuối năm luôn khiến nhiều người xúc động. Ai cũng có một nơi để về, ai cũng có những người thân yêu đang chờ đợi ta ở nhà. Vậy nên bạn ơi, gác lại những bôn ba ngoài kia, trở về với mái ấm gia đình, ôm lấy ông bà, cha mẹ và dành cho họ những lời yêu thương nhất!
Tại họp báo thường kỳ chiều 6/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng thông tin về một công dân Việt Nam tên N.B.N (SN 1997) là sinh viên đang theo học tại Pháp mất liên lạc với gia đình từ tháng 1.
Theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, bà Hằng cho biết, ngay khi nhận được thông tin về việc mất tích của công dân N.B.N, Đại sứ quán đã thông báo cho cảnh sát Pháp để tìm kiếm công dân và phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam tại các nước lân cận để theo sát vụ việc này.
Chị N.B.N mất liên lạc với gia đình từ ngày 28/1/2024 (Ảnh: Gia đình cung cấp).
"Vừa qua, cảnh sát Pháp đã phát hiện một thi thể tại một căn hộ ở ngoại ô Paris (Pháp). Sau khi xác minh nhân thân, cơ quan chức năng của Pháp xác định đây là công dân N.B.N", bà Phạm Thu Hằng cho biết.
Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã thông tin, hỗ trợ gia đình của N sang Pháp, thu xếp cùng làm việc cơ quan chức năng nhằm tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết.
Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng của Pháp làm rõ nguyên nhân vụ việc và cung cấp thông tin cho gia đình; hỗ trợ, hướng dẫn gia đình các thủ tục, sớm đưa tro cốt của N về nước.
"Nhân dịp này, chúng tôi xin được gửi lời chia buồn sâu sắc với gia đình của công dân N.B.N về mất mát vô cùng to lớn này", theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Bộ Ngoại giao cũng mong muốn các công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài làm thủ tục đăng ký công dân tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời trong những trường hợp khẩn cấp.
Anh Alan Lê (48 tuổi, bang Mississippi, Mỹ) không phải mất tiền để mua sách cho hai con học ở trường tiểu học và THPT.
"Mỗi năm người Việt Nam mất khoảng 1.000 tỷ đồng để mua sách? Không thể tin nổi", anh Alan Lê thốt lên khi biết thông tin khoảng 100 triệu bản sách giáo khoa được bán ra mỗi năm ở Việt Nam và không thể tái sử dụng do học sinh làm bài tập ngay trong sách.
Có con gái vừa học xong THPT tại trường THPT Hernando (bang Mississippi, Mỹ) và con trai mới vào lớp 1, anh Alan Le không tốn quá nhiều chi phí cho việc học của hai con. Vì học sinh tiểu học và trung học ở trường công lập Mỹ không phải đóng nhiều khoản tiền, ngoại trừ các hoạt động gây quỹ mang tính tự nguyện. Với trẻ mẫu giáo và lớp 1, mỗi năm cha mẹ phải nộp khoảng 150 USD mua dụng cụ học tập, giấy vệ sinh.
Tất cả trường công lập đều không yêu cầu mặc đồng phục nên phụ huynh tiết kiệm được rất nhiều. Đặc biệt, anh Alan Lê chưa bao giờ phải dùng tiền để mua bộ sách giáo khoa mới hàng năm cho con.
Anh Alan Lê và hai con tại NASA Kennedy Space Center ở Florida hè 2018. Ảnh: NVCC
Ở trường THPT, nơi con gái anh theo học, nhà trường mua sách giáo khoa rồi cho học sinh mượn lại. Các em sẽ mượn sách theo từng học kỳ. Số sách mượn tương ứng với những môn học đã đăng ký, khoảng 4-5 môn. Tới cuối kỳ, các em trả lại sách cho trường và tiếp tục mượn những cuốn mới. Sách do trường cung cấp được tái sử dụng trong khoảng 10 năm.
Anh Alan cho biết sách giáo khoa của con có in phần bài tập để học sinh ôn lại bài khi về nhà. Tuy nhiên, không học sinh nào viết vào sách. Các em thường chép lại đề rồi làm ra giấy A4 và nộp lại cho thầy cô.
Ngoài sách giáo khoa được nhà trường cho mượn, phụ huynh này không phải mua bất kỳ cuốn nào khác cho con. Thỉnh thoảng có môn thầy yêu cầu một cuốn sách nào đó, con sẽ xin tiền để mua mã đọc trên mạng rồi làm bài tập ra giấy thay vì mua nguyên cuốn sách bởi làm như vậy sẽ tiết kiệm 30-40 USD.
"Mỗi cuốn sách giáo khoa giá từ 80 đến 120 USD, trong khi lương tối thiểu ở Mỹ là 7,25 USD/giờ và mọi người thường chỉ làm tối đa 40 giờ/tuần. Ở Mississippi - tiểu bang thuộc hàng nghèo nhất nước Mỹ, rất nhiều người sống bằng đồng lương trên mức tối thiểu một chút (khoảng 10 USD/giờ). Nếu phải mua một bộ sách giáo khoa (8-10 cuốn) hàng năm như ở Việt Nam, người dân sẽ phải chịu một khoản chi phí khá lớn", anh Alan thông tin.
Với con trai đang học lớp 1, anh Alan không tốn bất kỳ khoản chi phí nào cho sách giáo khoa, kể cả việc học qua mạng. Ở môn Tập đọc (Reading), con trai phải đọc qua nhiều cuốn sách. Mỗi cuốn là một câu chuyện hoàn chỉnh với số trang, số chữ ít và tranh ảnh chiếm phần lớn diện tích. Con sẽ được mượn những cuốn sách này về nhà. Sau một tuần, thậm chí là 2-3 ngày, khi đọc xong cuốn sách, con sẽ đem tới trường trả lại và tiếp tục mượn cuốn khác.
"Quan sát sách của con tôi thấy học sinh khóa trước không hề vẽ bậy vào sách nhưng có cuốn bị rách. Nhà trường hay phụ huynh trước đó đã sử dụng băng keo dán lại cẩn thận và sạch sẽ. Với tôi, sách đó vẫn tốt để dùng", anh Alan nói.
Một bài tập Toán của con trai anh Alan Le. Ảnh: NVCC
Với môn Toán, anh Alan Le thậm chí chưa từng nhìn thấy cuốn sách giáo khoa của con, dù cậu bé được học Toán từ mẫu giáo. Các bài tập Toán lớp 1 thường ở những dạng đơn giản như cộng trừ các số nhỏ, đo lường vật dụng thân thuộc... Bài tập được cô giáo in đen trắng trên giấy A4, mỗi ngày hai tờ, một tờ để làm trên lớp, một tờ đem về làm ở nhà.
Vào ngày đầu tiên trong tuần, giáo viên sẽ kẹp tờ giấy in nội dung con được học vào tệp tài liệu (folder) liên lạc giữa phụ huynh và giáo viên. Điều này giúp cha mẹ có thể dựa theo để dạy con.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng cung cấp tên một số cuốn sách để phụ huynh có thể cho con đến đọc hoặc mượn ở thư viện địa phương. Mỗi học sinh có một mã để truy cập làm bài tập trên website của trường.
Cho rằng việc sử dụng sách giáo khoa nào và cách thức tùy thuộc vào từng tiểu bang, anh Alan Le tìm hiểu thêm thông qua phụ huynh ở tiểu bang khác như Tennessee, Florida hay California và thấy cách thức tái sử dụng sách giáo khoa từ mẫu giáo (5 tuổi) đến lớp 12 tương tự như Mississippi - nơi anh sinh sống. Điều này khiến phụ huynh gốc Việt tỏ ra bất ngờ trước sự lãng phí ở Việt Nam.
“Việc chi cả nghìn tỷ đồng mỗi năm để mua sách giáo khoa không chỉ gây lãng phí cho phụ huynh mà còn là sự lãng phí cho cả quốc gia”, anh Alan nhấn mạnh.